Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết kèm theo một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.
Đề cương giữa kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Lịch sử 10 các bạn xem thêm đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 10 Cánh diều, đề cương giữa kì 2 môn Vật lí 10 Cánh diều.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO… TRƯỜNG THPT ,……. |
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn:LỊCH SỬ Lớp : 10 Năm học 2023-2024 |
I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 10
Ôn tập toàn bộ kiến thức các bài:
- Bài 10. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại)
- Bài 11. Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ-trung đại
- Bài 12. Văn minh Văn Lang- Âu Lạc
II. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 10
Câu 1: Địa hình Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào sau đây?
A. Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á ven biển.
B. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
C. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á hải đảo.
D. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á cao nguyên.
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?
A. 10 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 12 quốc gia.
D. 13 quốc gia.
Câu 3: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên.
B. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV.
D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Câu 4: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
A. Chữ Chăm cổ.
B. Chữ Khơ-me cổ.
C. Chữ Miến cổ.
D. Chữ Nôm.
Câu 5: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh
A. nông nghiệp lúa nước.
B. thương nghiệp đường biển.
C. thương nghiệp đường bộ.
D. thủ công nghiệp đúc đồng.
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.
B. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn.
D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo.
Câu 8: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng thờ Phật.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
Câu 9: Từ cuối thế kỉ XVIII, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?
A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.
B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 10: Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.
B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.
C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.
D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.
Câu 11: Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Hồng.
C. Sông Nin.
D. Sông Mê Nam.
Câu 12: Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là
A. Hán và Mông Cổ.
B. Miến và Khơ-me.
C. Mông – Dao và Nam Á.
D. In-đô-nê-diên và Nam Á.
Câu 13: Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
Câu 14: Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á từ thời cổ đại?
A. Hin-đu giáo.
B. Nho giáo.
C. Hồi giáo.
D. Cơ Đốc giáo.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
Câu 16: Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những quốc gia nào?
A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Ấn Độ và Trung Quốc.
C. A-rập và Ấn Độ.
D. Hy Lạp và La Mã.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Câu 18: Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á thông qua
A. các thợ thủ công.
B. các thương gia và tu sĩ.
C. quý tộc và tăng lữ.
D. các nhà sư và giáo sĩ.
Câu 19: Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm
A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.
B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.
C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.
D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.
Câu 20: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Câu 21: Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nào?
A. Hàn đới.
B. Ôn đới.
C. Cận nhiệt gió mùa.
D. Gió mùa nóng ẩm.
Câu 22: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng thờ Chúa.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Câu 23: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?
A. Trung Quốc và Ấn Độ.
B. A-rập và Ai Cập.
C. Ba Tư và Ấn Độ.
D. Trung Quốc và Nhật Bản.
Câu 24: Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
A. Con đường áp đặt tôn giáo.
B. Con đường thương mại biển.
C. Con đường bành trướng xâm lược.
D. Con đường buôn bán đường bộ.
Câu 25: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì
A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á.
B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á.
C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á.
D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại.
Câu 26: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
A. Chữ Chăm cổ.
B. Chữ Khơ-me cổ.
C. Chữ Miến cổ.
D. Chữ Nôm.
Câu 27: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
A. Chữ Chăm cổ.
B. Chữ Hán.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ giáp cốt.
Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
B. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Câu 29: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Việt Nam.
Câu 30: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Mang đậm ảnh hưởng từ bên ngoài.
B. Mang màu sắc tôn giáo rõ nét.
C. Là tín ngưỡng của cư dân du mục.
D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.
Câu 31: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Có nhiều mỏ khoáng sản.
C. Có hệ thống sông ngòi dày đặc.
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Câu 32: Lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. cá.
B. rau củ.
C. thịt.
D. lúa gạo.
Câu 33: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Phùng Nguyên.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 34: Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. nông nghiệp trồng lúa nước.
B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. đánh bắt thủy hải sản.
D. chế tác sản phẩm thủ công.
………
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Sử 10
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 Sử 10 năm 2023 – 2024 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.