Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Cánh diều là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Địa lí 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10 Cánh diều, Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Cánh diều.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Cánh diều
TRƯỜNG THPT ……. ————-ba———— |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2023 – 2024 Môn: ĐỊA LÍ 10 – BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 45 phút |
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1.1.Môn Địa lí phổ thông có kiến thức bắt nguồn từ khoa học
A. Địa lí tự nhiện.
B. Địa lí kinh tế – xã hội.
C. Địa lí dân cư.
D. Địa lí.
Câu 1.2. Khoa học nào sau đây thuộc vào Địa lí học?
A. Địa chất học.
B. Địa lí nhân văn.
C. Thuỷ văn học.
D. Nhân chủng học.
Câu 1.3. Môn Địa lí ở phổ thông được gọi là
A. Địa lí tự nhiện.
B. Địa lí kinh tế – xã hội.
C. Địa lí dân cư.
D. Địa lí.
Câu 2.1. Địa lí học là khoa học nghiện cứu về
A. thể tổng hợp lãnh thổ.
B. trạng thái của vật chất.
C. tính chất lí học các chất.
D. nguyên lí chung tự nhiện.
Câu 2.2. Khoa học Địa lí cần cho những người hoạt động
A. ở tất cả các lĩnh vực sản xuất.
B. chỉ ở phạm vi ngoài thiện nhiện.
C. chỉ ở lĩnh vực công tác xã hội.
D. chỉ thuộc phạm vi ở biển đảo.
Câu 2.3.Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Quản lí đất đai.
B. Quản lí xã hội.
C. Kĩ sư nông nghiệp.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 3.1. Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là
A. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.
B. lớp Manti và lớp vỏ đại dương.
C. lớp vỏ lục địa và lớp Manti.
D. thạch quyển và lớp Manti.
Câu 3.2. Lớp vỏ Trái Đất dày khoảng
A. 5km ở đại dương và 70km ở lục địa.
B. 15km ở đại dương và 7km ở lục địa.
C. 5km ở đại dương và 7km ở lục địa
D. 25km ở đại dương và 17km ở lục địa.
Câu 3.3.Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là
A. khoáng vật và đá trầm tích.
B. đá mac-ma và biến chất.
C. đất và khoáng vật.
D. khoáng vật và đá.
Câu 4.1. Ý nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?
A. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.
B. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.
C. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.
D. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.
Câu 4.2. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và
A. phần trên của lớp Man-ti.
B. phần dưới của lốp Man-ti.
C. nhân ngoài của Trái Đất.
D. nhân trong của Trái Đất.
Câu 4.3. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là
A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
C. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
D. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.
Câu 5.1. Thạch quyển gồm
A. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti.
B. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích.
C. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti.
D. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất.
Câu 5.2. Nội lực là lực phát sinh từ
A. bên trong Trái Đất.
B. bên ngoài Trái Đất.
C. bức xạ của Mặt Trời.
D. nhân của Trái Đất.
Câu 5.3. Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua
A. uốn nếp.
B. tạo lực.
C. vận động kiến tạo.
D. quá trình phong hóa.
Câu 6.1. Tại những khu vực cấu tạo bằng loại đá mềm, vận động nén ép làm cho đất đá bị
A. nâng lên.
B. hạ xuống.
C. uốn nếp.
D. đứt gãy.
Câu 6.2. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. năng lượng từ Vũ Trụ.
B. nguồn năng lượng Mặt Trời.
C. sức gió, sức nước và năng lượng thủy triều.
D. nguồn năng lượng trong lòng đất.
Câu 6.3. Hoạt động núi lửa
A. xảy ra tại khu vực cấu tạo bởi đá cứng.
B. xảy ra tại khu vực cấu tạo bởi đá mềm.
C. không làm thay đổi địa hình trên bề mặt đất.
D. xuất hiện trên lục địa, trên biển và đại dương.
Câu 7.1. Trên biển, đại dương hoạt động núi lửa
A. tạo thành ngọn núi, dãy núi lửa.
B. tạo nên các đảo, quần đảo trên biển.
C. tạo nên thung lũng, hồ núi lửa.
D. tạo thành bề mặt địa hình rộng lớn.
Câu 7.2. Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường
A. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.
B. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay.
C. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.
D. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
Câu 7.3. Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm
A. thành núi uốn nếp.
B. những nơi địa luỹ.
C. những nơi địa hào.
D. lục địa nâng lên.
Câu 8.1. Ngoại lực có nguồn gốc từ
A. bên trong Trái Đất.
B. lực hút của Trái Đất.
C. bức xạ của Mặt Trời.
D. nhân của Trái Đất.
Câu 8.2. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của
A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
C. các phản ứng hoá học khác nhau.
D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 10 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 môn Địa lý 10 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.