Bạn đang xem bài viết Đau ruột thừa bên nào? Triệu chứng, cách xử lý và điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm ruột thừa (hay còn gọi là đau ruột thừa) xảy ra nếu ruột thừa của bạn bị viêm hoặc nhiễm trùng. Bệnh được xếp vào một trong những bệnh cấp cứu ngoại khoa và cần được phẫu thuật ngay. Cùng Nhà thuốc An Khang đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem đau ruột thừa bên nào nhé!
Đau ruột thừa có nguy hiểm không?
Đau ruột thừa là một bệnh cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm thường gặp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, ruột thừa viêm có thể bị vỡ làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Các biến chứng bao gồm:
- Áp xe ruột thừa: là tình trạng áp xe hình thành xung quanh ruột thừa do thủng ruột thừa hoặc do viêm nhiễm mở rộng sang các mô lân cận xảy ra ở 2-6% bệnh nhân viêm ruột thừa.[1]
- Nhiễm trùng ổ bụng: Viêm phúc mạc thường gặp sau 12-24 giờ khi ruột thừa vỡ. Viêm phúc mạc có thể đe dọa tính mạng nếu nhiễm trùng lan rộng khắp ổ bụng.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ ruột thừa bị vỡ có thể xâm nhập vào máu của bạn. Khi đó, chúng có thể gây ra nhiễm trùng huyết. Bệnh đặc biệt nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao nên cần được điều trị ngay.
Nguyên nhân đau ruột thừa
Cho đến hiện nay, nguyên nhân của viêm ruột thừa vẫn chưa được hiểu rõ. Một yếu tố nào đó có thể gây ra tình trạng viêm (kích ứng và sung huyết) hoặc nhiễm trùng trong ruột thừa của bạn. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Chấn thương.
- Sự tắc nghẽn ở phần mở nơi ruột thừa kết nối với ruột.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Bệnh viêm ruột.
- Sự tăng trưởng bên trong ruột thừa.
Triệu chứng đau ruột thừa
Đau bụng dữ dội ở vùng bụng dưới bên phải (hố chậu phải) – nơi chứa ruột thừa – là dấu hiệu chính của bệnh viêm ruột thừa. Đau di chuyển từ vùng quanh rốn xuống hố chậu phải là triệu chứng phân biệt tốt nhất trong bệnh sử.
Các triệu chứng khác thường xuất hiện đột ngột và trở nên nặng hơn như:
- Đau bụng âm ỉ, đau nhiều hơn khi ho, hắt hơi, hít vào hoặc thay đổi tư thế.
- Bụng căng phồng.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu hoặc tiểu đục.
- Chán ăn (không cảm thấy đói khi bạn thường làm).
- Sốt nhẹ, thường xuất hiện muộn.
- Buồn nôn và nôn.
Cách xử lý khi bị đau ruột thừa
TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: Viêm ruột thừa nếu chẩn đoán sớm (trong 6 tiếng đầu), phẫu thuật sẽ rất hiệu quả, nhưng nếu chẩn đoán trễ sẽ xảy ra nhiều biến chứng.
Bên cạnh đó, TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng còn cho biết thêm: Do triệu chứng viêm ruột thừa khá đa dạng, dễ nhầm với một số bệnh khác nên cần lưu ý khi chẩn đoán.
Những điều không nên làm khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm ruột thừa như:
- Nghĩ là đau bụng gió và ra sức cạo gió, vì như vậy sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng và tử vong.
- Hạn chế dùng thuốc giảm đau và kháng sinh khi chưa xác định được nguyên nhân đau vì hai loại thuốc này sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán, kéo dài thời gian bệnh, dẫn đến những biến chứng về sau.
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống khi nghi ngờ viêm ruột thừa.
Khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào nghi ngờ viêm ruột thừa, cần đưa đến khám ngay tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Các phương pháp điều trị đau ruột thừa
Thuốc thông thường cho viêm ruột thừa
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong những trường hợp nhiễm trùng huyết hoặc trước khi phẫu thuật cắt ruột thừa để chống lại tình trạng viêm phúc mạc có thể xảy ra hoặc nhiễm trùng niêm mạc khoang bụng.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị lý tưởng nhất đối với viêm ruột thừa.
Bệnh nhân được gây mê toàn thân và ruột thừa được cắt bỏ thông qua một vết rạch ngắn ở phần tư bên phải của bụng. Trong vòng 12 giờ sau khi phẫu thuật, bạn có thể đứng dậy và đi lại. Bạn thường có thể trở lại các hoạt động bình thường sau hai hoặc ba tuần.
Nếu phẫu thuật được thực hiện bằng nội soi, ba đến bốn vết rạch nhỏ hơn sẽ được thực hiện. Với phương pháp này, thời gian hồi phục của người bệnh sẽ nhanh hơn.
Dẫn lưu áp xe trước khi phẫu thuật ruột thừa
Nếu ruột thừa đã hình thành một ổ áp xe, bác sĩ sẽ đặt các ống dẫn lưu trong bụng của bạn. Các ống này loại bỏ dịch mủ từ áp xe trước khi phẫu thuật.
Quá trình dẫn lưu có thể mất một tuần hoặc lâu hơn. Trong thời gian này, bạn sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Sau khi hết áp xe, bạn sẽ được phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Xem thêm:
- Có nên dùng mật ong khi mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) không?
- 9 dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 bạn không nên chủ quan
- Nguyên nhân khiến bụng sôi ọc ọc và cách chữa trị hiệu quả
Bài viết trên nêu khái quát một số thông tin của bệnh viêm ruột thừa. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Chia sẻ với gia đình, người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, WebMD, Health Line
Nguồn tham khảo
-
Appendiceal Abscesses Reduced in Size by Drainage of Pus from the Appendiceal Orifice during Colonoscopy: A Report of Three Cases
https://www.karger.com/Article/FullText/369549
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau ruột thừa bên nào? Triệu chứng, cách xử lý và điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.