Bạn đang xem bài viết Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng gì? 5 loại thực phẩm tốt tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu bạn hay người xung quanh phát hiện bản thân thường bị đau nhức xương khớp, hy vọng bài viết này của Pgdphurieng.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Nên kiêng ăn gì nếu gặp tình trạng đau nhức xương khớp?”.
Bị đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Người bị đau xương khớp nên lựa chọn thực phẩm có thành phần các chất hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp và giảm đau xương khớp. Những thực phẩm dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi “Nên ăn gì khi bị đau xương khớp?”.
Trái cây và rau củ
Không chỉ có lợi cho xương khớp, trái cây và rau củ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe. Trong rau củ quả chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm hiệu quả như: vitamin C, vitamin D, vitamin K, vitamin E,..
Vitamin C nổi tiếng là một chất chống oxy hóa cần thiết cho sự phát triển của sụn xương. Các loại thực phẩm giàu Vitamin C có thể kể đến như: đu đủ, ổi, bưởi, dâu tây, dứa, cam, Kiwi, ớt chuông, cà chua, súp lơ, cải xanh và cải xoăn…
Một số nghiên cứu cho thấy, vitamin D có thể giúp ngăn ngừa sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Vitamin D tự nhiên có thể được hấp thụ thông qua ánh nắng mặt trời (ánh nắng có lợi là trước 8h sáng). Ngoài ra có thể bổ sung một số thực phẩm khác giàu vitamin D như cá hồi, cá mòi, tôm, trứng, đậu hũ, sữa chua,…
Cá hồi
Với hàm lượng axit béo Omega – 3 cao trong thịt cá hồi, đây là loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng bởi có chứa chất béo không bão hòa giúp trung hòa tình trạng viêm gây đau nhức xương khớp trong cơ thể.
Duy trì chế độ ăn giàu axit béo Omega – 3, bạn sẽ nhận thấy được xương khớp giảm bớt đau đớn và căng cứng vào mỗi buổi sáng.
Dầu ô liu
Dầu ô liu được khuyến cáo là tốt cho xương khớp do chứa nhiều Oleocanthal – hoạt chất có khả năng ức chế các hợp chất gây viêm trong cơ thể.
Tỏi và hành
Ngoài tác dụng tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, hành và tỏi còn có tính năng cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp do có chứa Diallyl Disulfide- một hoạt chất tác dụng tương tự như kháng sinh tự nhiên.
Các loại đậu, hạt
Thay vì lựa chọn các sản phẩm từ ngũ cốc tinh chế, bạn có thể lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt: đậu nành, đậu đỏ, đâu đen, đậu xanh,… Chất xơ trong các loại đậu giúp chậm hoặc ức chế các phản ứng gây viêm trong cơ thể.
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân có chứa chất các béo đơn thể lành mạnh, giúp cơ thể chống viêm. Bên cạnh đó đó, các loại hạt này cũng chứa nhiều Magiê – một nguyên tố vi lượng giúp xương khớp chắc khỏe.
Tham khảo thêm: Khi bị gãy tay kiêng ăn gì để xương mau lành?
Bị đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì?
Các Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Loan (khoa Nội Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) khuyến cáo người bệnh xương khớp kiêng ăn các loại thực phẩm dưới đây vì có thể làm tình trạng bệnh tệ hơn:
Hải sản
Hải sản được đề cập đến đầu tiên trong danh sách bởi tính hàn cao trong hầu hết các loại cá, tôm, mực,… Nguyên nhân đó sẽ làm tình trạng đau, sưng xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy cần kiêng ăn hải sản để bệnh xương khớp đỡ hơn
Tùy theo từng loại bệnh mà sẽ có các loại hải sản khác nhau cần tránh sử dụng. Vì vậy tốt nhất bạn nên đi khám để bác sĩ cho bạn lời khuyên tốt cho chế độ ăn uống của mình.
Thịt gà
Trong thành phần thịt gà, đặc biệt hơn cả là da gà có chứa nhiều chất kẽm, có khả năng làm phá vỡ cấu trúc sụn khiến các khớp trở nên yếu hơn, có thể làm nghiêm trọng hơn cơn đau xương khớp. Đây cũng là một thực phẩm mà người bệnh xương khớp kiêng ăn
Thịt đỏ và nội tạng động vật
Các loại thịt động vật có màu đỏ tươi như thịt bò cũng có tác động đến tình trạng bệnh đau xương khớp. Trong nội tạng động vật có chứa nhiều photpho nên khi sau khi ăn vào, người bệnh sẽ có cảm giác các cơn đau đến dồn dập từ bên trong khớp. Để bớt đau xương khớp nên kiêng ăn loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, người mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là người lớn tuổi nên tránh ăn kết hợp giữa gừng và thịt lợn vì lâu dài sẽ gây thêm bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thực phẩm chế biến sẵn
Trong các thực phẩm được chế biến sẵn như xúc xích có chứa nhiều photpho và các chất béo bão hòa là một trong những món mà bệnh xương khớp kiêng ăn. Những chất này có khả năng gây phản ứng viêm, thúc đẩy tiểu cầu kết dính gây đau đớn. Cho nên người bệnh cần kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn để bệnh xương khớp đỡ hơn.
Ngoài ra sử dụng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn về lâu dài cũng không tốt cho sức khỏe: làm tăng huyết áp, mỡ trong máu và tiểu đường.
Thực phẩm lên men và đồ uống có cồn
Ăn nhiều thực phẩm lên men như rau cải muối chua, cà muối chua sẽ gây đau nhức xương khớp nặng thêm do loại thực phẩm này có chứa nhiều chất bảo quản.
Sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia có tác động tiêu cực về mọi mặt lên cơ thể chứ không chỉ là xương khớp, đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở độ tuổi trưởng thành và trung niên.
Đồ ăn nhiều đường
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kem, bánh quy, bánh bông lan… có tác động thay đổi các phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này vô tình khiến cho tình trạng viêm sưng xương khớp tồi tệ hơn và khiến các khớp xương của bạn bị suy yếu đi. Để bớt đau xương khớp nên kiêng ăn đồ ăn nhiều đường bạn nhé!
Đồ ăn nhiều muối
Muối là gia vị chính trong bữa ăn hằng ngày, có chức năng giúp cơ thể giữ nước cho các hoạt động cần thiết trong cơ thể. Thế đối với những người bị đau nhức xương khớp, hàm lượng natri cao trong muối nếu dùng nhiều có thể khiến các tế bào bị sưng lên do bị tích quá nhiều nước, chèn ép lên xương và khớp.
Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến nghị: Mỗi người chỉ nên dùng lượng muối tối đa 6gr/ngày, tức là khoảng một muỗng cà phê muối. Riêng người bị bệnh tim mạch hoặc đau xương khớp thì nên tiêu thụ muối ít hơn lượng trung bình này.
Thực phẩm giàu ngũ cốc tinh chế
Các sản phẩm giàu tinh bột như: lúa mì tinh chế, bánh mì trắng sẽ kích thích phản ứng viêm của cơ thể. Đó là lý do tại sao ăn khi nhiều loại mì ống, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế có thể khiến cơn đau khớp của bạn bùng phát.
Tìm hiểu về bệnh đau nhức xương khớp
Nguyên nhân gây đau xương khớp
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trước đây, bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi (trên 60 tuổi) và trung niên (từ khoảng 40 – 60 tuổi) hoặc những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, khảo sát đã cho thấy bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gọi giai đoạn 2011 – 2020 là “Thập niên xương khớp” do tỷ lệ người mắc các bệnh về đau nhức xương khớp tăng cao đột biến.
Theo ước tính có đến 40% dân số Việt Nam đã và đang gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp. Vậy nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu? Cụ thể, đau nhức xương khớp có thể là do:
Ảnh hưởng của tuổi tác
Tuổi càng cao thì xương sẽ lão hóa với tốc độ càng nhanh, quá trình này có thể dẫn tới sự tổn thương cấu trúc xương, sụn, đĩa đệm, bao hoạt dịch… gây nên tình trạng đau nhức xương khớp.
Chấn thương, tai nạn
Trong quá trình lao động, sinh hoạt có thể xảy ra tai nạn, té ngã khiến xương bị gãy, nứt, trật khớp… làm tổn thương xương khớp gây nên tình trạng đau. Nếu không được can thiệp sớm có thể khiến tình trạng tệ hơn, kém phục hồi và để lại di chứng.
Mắc các bệnh lý về xương khớp như
Các bệnh lý như: thoái hóa khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp,… cần được phát hiện và điều trị sớm.
Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa
Các bệnh lý gián tiếp gây nên tình trạng đau nhức xương khớp như: Tiểu đường, thiếu canxi, béo phì… dẫn đến những bất thường trong hệ thống xương khớp nên gây đau.
Các nguyên nhân khác: Đau nhức xương khớp có thể do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, tập luyện thể thao quá mức, lao động nặng nhọc…
Tham khảo thêm: Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa
Cách chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
- Người có cân nặng càng nặng thì áp lực lên các khớp càng lớn. Đặc biệt là lưng, hông, đầu gối và bàn chân. Do đó, nếu bạn đang thừa cân, việc đầu tiên bạn nên làm để ngăn ngừa bệnh xương khớp là giảm cân.
- Vận động và tập thể dục ở mức độ vừa phải giúp tăng độ dẻo dai của cơ bắp, lưu thông máu và tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn. Cơ bắp khỏe hơn giúp giảm căng thẳng cho các khớp khi vận động.
- Giữ cơ thể ở tư thế thẳng sẽ giúp giảm tiếp xúc giữa hai bề mặt sụn, giảm thiểu áp lực, giúp bảo vệ khớp khỏi những căng thẳng không cần thiết.
- Ngoài ra, để tái tạo sụn khớp và tăng độ dẻo dai, bạn cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu có lợi cho xương khớp.
- Sắp xếp công việc hợp lý, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi. Hãy nhớ rằng tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng.
- Để ngăn ngừa bệnh xương khớp, bạn nên thay đổi lối sống một cách thường xuyên. Tránh nằm, ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài. Tuần hoàn máu có thể bị đình trệ và có thể gây ra cứng khớp.
Tham khảo: 5 cách sử dụng lá lốt để chữa trị đau nhức tại nhà hiệu quả
Tham khảo thêm: Cách trị đau nhức xương khớp tại nhà
Đến đây chắc hẳn bạn đã bớt băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm cho những người gặp tình trạng đau nhức xương khớp rồi đúng không nào? Cùng với chế độ ăn uống hợp lý, cũng nên cho bệnh nhân kết hợp vận động vừa phải để xương khớp được linh hoạt và chắc khỏe hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết bổ ích tiếp theo!
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng gì? 5 loại thực phẩm tốt tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.