Bạn đang xem bài viết Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau mắt đỏ hay bệnh viêm kết mạc là bệnh lý rất thường gặp. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc tình trạng dị ứng gây nên. Khi mắc bệnh lòng trắng mắt sẽ xuất hiện màu đỏ hoặc hồng, đồng thời có triệu chứng khó chịu ở mắt. Cùng tìm hiểu bệnh đau mắt đỏ có lây không và lây qua đường nào nhé!
Đau mắt đỏ là gì, có lây không?
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là hiện tượng ở lòng trắng mắt xuất hiện màu đỏ hoặc hồng đi kèm một trong các triệu chứng như: sưng, ngứa, rát, tiết dịch,… gây ra cảm giác khó chịu. Một trong những nguyên nhân gây đau mắt đỏ là vi khuẩn, virus, các chất gây kích ứng (phấn hoa, khói, bụi,… ) hay những người thường xuyên dùng kính áp tròng.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus thì rất dễ lây. Ngược lại, đau mắt đỏ do dị ứng không có khả năng lây bệnh.
Đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Hầu hết vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt trong 8 giờ và sống sót trong vài ngày, trong khi virus có thể tồn tại trên bề mặt trong vài ngày và khả năng sống sót lên đến 2 tháng. Đau mắt đỏ cũng có khả năng lây nhiễm giống như các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn khác. Thông thường thời gian ủ bệnh từ 24 – 72 giờ.
Một số con đường lây nhiễm thường gặp:
- Vô tình chạm vào thức ăn, đồ dùng sinh hoạt nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, sau đó chạm tay vào mắt.
- Khi có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh như: nói chuyện ở khoảng cách gần, bắt tay, ôm hoặc hôn.
- Ho và hắt hơi cũng có thể làm lây lan mầm bệnh.
- Thường xuyên đeo kính áp tròng vì vi khuẩn, virus có thể bám vào tròng kính rồi gây bệnh cho mắt.
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ
Các triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ bao gồm:
- Xuất hiện màu hồng hoặc đỏ bên trong lòng trắng của mắt.
- Kết mạc và mí mắt sưng viêm.
- Tăng tiết nước mắt.
- Ngứa ngáy, cảm thấy khó chịu.
Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau mà bệnh còn có thêm các triệu chứng khác như:
Đau mắt đỏ do virus:
- Xảy ra kèm các triệu chứng cảm lạnh, cúm (ho, sổ mũi, đau họng).
- Dịch tiết ra ở mắt.
- Xảy ra từ một bên mắt sau đó có thể lây qua mắt còn lại.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn:
- Tiết dịch, mủ dính ở mí mắt.
- Nhiều trường hợp đi kèm với nhiễm trùng tai.
Đau mắt đỏ do dị ứng:
- Xảy ra ở hai mắt.
- Xảy ra kèm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, dị ứng, ngứa họng, hen suyễn.
- Có thể do các chất tẩy rửa gây ra.
- Chảy nước mắt và tiết dịch nhầy.
Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn rất dễ lây lan từ người sang người. Tuy nhiên bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ bị viêm kết mạc hoặc lây lan sang người khác bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt và áp dụng các cách sau.
Nếu bạn bị viêm kết mạc:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay thường xuyên trong mỗi lần rửa ít nhất 20 giây.
- Tránh chạm hoặc dụi mắt.
- Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân như gối, khăn mặt, khăn tắm, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng với người khác.
- Thường xuyên giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn tắm và các dụng cụ vệ sinh cá nhân khác.
- Dừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ nhãn khoa cho phép.
- Vệ sinh sạch sẽ, bảo quản và thay kính áp tròng định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
- Tránh tiếp xúc với nước hồ bơi.
Nếu xung quanh bạn có người bị đau mắt đỏ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm ít nhất trong 20 giây.
- Rửa tay bằng cồn hoặc dung dịch rửa tay.
- Tránh chạm tay vào mắt khi chưa rửa tay.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, khăn tắm, nước nhỏ mắt, gối, kính đeo mắt,…
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mặc dù đau mắt đỏ thường tự khỏi chỉ cần vệ sinh và chăm sóc mắt đúng cách. Tuy nhiên nếu kèm theo các trường hợp sau, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám:
- Người có hệ miễn dịch kém.
- Trẻ nhỏ, người lớn tuổi.
- Người có bệnh tiền sử về mắt như: viêm bờ mi, đục thủy tinh thể, viêm túi lệ,…
Bạn cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:
- Mắt tiết dịch màu xanh lá hoặc vàng.
- Mắt đau, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng
- Sốt, lạnh, nhức mỏi, phát ban.
- Các triệu chứng đau mắt đỏ kéo dài hơn 1 tuần.
Ở trẻ em, cần thận trọng nếu có dấu hiệu sốt. Đôi khi đau mắt đỏ cũng là một trong số các triệu chứng của bệnh sởi.
Chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ
Bác sĩ thường xác định xem nguyên nhân gây đau mắt đỏ là do virus, vi khuẩn hay chất gây dị ứng dựa trên tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải và thông qua khám mắt.
Những triệu chứng đau mắt đỏ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, để cho kết quả chính xác hơn, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch ở mắt rồi tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu.
Các bệnh viện điều trị bệnh đau mắt đỏ uy tín
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Quốc tế City,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội,…
Xem thêm:
- Cách xử lý khi bụi bay vào mắt
- Điều trị bệnh đau mắt hột và những lưu ý
Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây lan, nhưng lại là bệnh lành tính. Bạn cần tìm bác sĩ để được tư vấn nếu có các biểu hiện kéo dài vì sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực. Nếu thấy hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: Healthline
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.