Bạn đang xem bài viết Dấu hiệu nhận biết vật nuôi nhiễm cúm A/H5N1 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Người chăn nuôi cần nắm vững những biểu hiện nhiễm bệnh của vật nuôi, kịp thời phát hiện và nhận biết, theo dõi tình hình bệnh để ứng cứu.
Đặc điểm bệnh
Cúm gia cầm thường xuất hiện và lây nhiễm trên gà, vịt, ngỗng, chim,…ở một số loài động vật có vú và cả người. Tùy vào động lực của virus gây bệnh, điều kiện môi trường và các yếu tố khác mà tỷ lệ vật nuôi mắc bệnh và chết khác nhau. Trong trường hợp virus gây bệnh có động lực cao, tỷ lệ vật nuôi có thể mắc bệnh và chết đến 100%.
Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, thời gian này có thể kéo dài hơn đến vài tuần tùy vào số lượng virus nhiễm bệnh, thể trạng của vật nuôi, cơ chế lây nhiễm và loài bị nhiễm cúm.
Biểu hiện của vật nuôi nhiễm bệnh
Biểu hiện của vật nuôi nhiễm bệnh đầu tiên là biến ăn, đứng tụm lại, thường trú dưới tán cây hoặc nơi trú ẩn khác, xù lông. Đối với vật nuôi đang trong quá trình cho trứng thì sản lượng trứng giảm, tăng số lần ấp trứng.
Khi bệnh nặng hơn gia cầm sẽ xuất hiện triệu chứng xưng phù đầu và mặt, chảy nước mắt, ho, khó thở khi thở phải há miệng, tiêu chảy. Ở những bộ phận không có lông như chân, màu hoặc dưới da sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết, tím tái.
Bên cạnh đó, vật nuôi sẽ có các biểu hiện như sốt cao, co giật rối loạn thần kinh, loạng choạng, đầu không thẳng bình thường mà hơi nghiêng, thỉnh thoảng hay lắc đầu. Khi dịch bệnh bùng phát nặng có thể gia cầm không có các triệu chứng nhiễm bệnh lâm sàng mà có thể chết ngay lập tức.
Con đường lây nhiễm
Cúm gia cầm thường lây nhiễm từ con mang mầm bệnh sang con khỏe thông qua không khí, chất thải từ vật nuôi như phân, nước dãi, mũi. Bệnh cũng có thể lây qua đường ăn uống, dụng cụ chăn nuôi và các phương tiện vận chuyển.
Biểu hiện bên trong của gia cầm nhiễm bệnh
Biểu hiện bên trong của gia cầm nhiễm bệnh như sau xuất huyết hầu hết ở các nội tạng như gan, phổi, lá lách, buồng trứng và bị viêm hoại tử. Xuất huyết ở các niêm mạc, xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa đặc biệt thấy rõ nhất ở màng treo ruột, dạ dày và mỡ mụng. Hầu hết tất cả các cơ quan đều bị xuất huyết, có nơi rõ nét, có nơi xuất huyết thành từng mảng.
Khi phát hiện vật nuôi có các biểu hiện nhiễm bệnh cần
– Cách li vật nuôi khỏe với vật nuôi bệnh.
– Tuyệt đối không được mua bán hoặc ăn gia cầm chết.
– Không vứt xác gia cầm chết xuống sông, kênh, rạch.
– Báo ngay cho trung tâm y tế gần nhất để có các biện pháp tiêu độc khử trùng.
– Đốt hoặc chôn gia cầm chết với thuốc sát trùng theo hướng dẫn của bộ y tế.
– Thực hiện bao vây toàn bộ ổ dịch, giết và tiêu hủy khi cần thiết.
Cúm gia A/H5N1 là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm. Hi vọng với những dấu hiệu nhận biết vật nuôi nhiễm bệnh có thể giúp bạn sớm phát hiện và phòng ngừa cúm A/H5N1 giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dấu hiệu nhận biết vật nuôi nhiễm cúm A/H5N1 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.