Bạn đang xem bài viết Dấu hiệu bệnh thủy đậu bạn cần biết để điều trị bệnh sớm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, có nguy cơ bùng phát khi thời tiết nồm ẩm. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh thủy đậu để có những biện pháp điều trị và phòng tránh nhé!
Bệnh thuỷ đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở da do virus Varicella-zoster gây ra, thường biểu hiện ban ngứa ở da với các mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch. Thủy đậu khi bắt đầu khởi phát thường trải qua ba giai đoạn:
- Nổi lên các mụn màu hồng hoặc đỏ, bùng phát trong vài ngày.
- Các mụn nhỏ chứa đầy chất lỏng, hình thành trong khoảng một ngày, sau đó vỡ ra.
- Vảy hình thành bao phủ các mụn nước bị vỡ và lành sau vài ngày.
Tuy thủy đậu là một bệnh lành tính và có thể tự khỏi nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, bóng nước có thể bao phủ toàn bộ cơ thể và hình thành các tổn thương ở cổ họng, mắt và niêm mạc niệu đạo, hậu môn hay âm đạo.
Triệu chứng trước khi phát bệnh
Giai đoạn trước khi phát bệnh thường diễn ra khoảng từ 4-6 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh, với các triệu chứng:
- Đau đầu.
- Buồn nôn.
- Đau cơ.
- Khó chịu hoặc cảm giác không khỏe.
- Sổ mũi.
- Ho.
Ở thời điểm này nước mũi, nước bọt và thậm chí cả nước mắt của người bị nhiễm bệnh đều có khả năng lây nhiễm cực cao cho bất kỳ ai có tiếp xúc với họ.
Xuất hiện mụn nước trên cơ thể
Các mụn nước xuất hiện trên da sớm nhất khoảng 10 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, có hình dạng bóng màu trắng hoặc vàng giống như mụn nhọt, chứa dịch bên trong.
Các mụn nước có khả năng lây lan khắp cơ thể, gây ngứa và rát, rất khó chịu. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường bị sốt nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc có hoạt chất paracetamol (acetaminophen) để hạ sốt.
Tình trạng xuất hiện mụn nước thường xuất hiện sau 10 ngày nhiễm bệnh
Loét miệng
Ngoài xuất hiện trên bề mặt da, các mụn nước cũng có thể bùng phát trong niêm mạc miệng hình thành các vết loét nhiệt miệng. Các vết loét thường trông giống như những hạt trắng nhỏ bên trong một vòng màu đỏ, gây khó khăn trong việc ăn uống hằng ngày của người bệnh, nhất là khi sử dụng những thực phẩm chua, cay nóng.
Phát ban
Các mụn nước trong bệnh thủy đậu có tốc độ lây lan nhanh chóng, hình thành từ các nốt phát ban trên toàn bộ cơ thể trong vòng 10 đến 12 giờ. Nhiều mụn nước liên kết với nhau thành những bóng nước lớn hơn, có màu đục, gây cảm giác ngứa dữ dội.
Có thể sử dụng sớm thuốc kháng virus đường uống có tên là Zovirax (acyclovir) trong vòng 24h kể từ khi bắt đầu xuất hiện sang thương da đầu tiên cho thấy đạt hiệu quả tốt.
Phát ban có thể lây lan nhanh chóng khắp cơ thể
Mụn mủ
Khi bị bội nhiễm vi khuẩn, mủ có thể được hình thành trong các mụn nước, bóng nước do các tế bào bạch cầu chết cùng với các mảnh mô và dịch cơ thể. Nhiều mụn nước tự vỡ ra khi chúng cọ xát với quần áo.
Bạn nên tránh gãi các mụn nước vì có thể để lại sẹo cũng như có khả năng khiến virus lây lan cao hơn. Để giảm ngứa, hãy thử một trong những cách sau đây:
- Dùng kem dưỡng da calamine.
- Sử dụng benadryl (diphenhydramine) theo hướng dẫn, giúp giảm ngứa và dễ ngủ.
- Làm mát da bằng khăn ẩm lạnh.
- Mặc quần áo cotton rộng rãi.
- Giữ phòng ngủ mát mẻ vào ban đêm.
- Khi bạn tắm, hãy sử dụng xà phòng nhẹ và dùng khăn lau khô da thay vì chà xát.
Mụn mủ có thể hình thành do bội nhiễm vi khuẩn
Mụn nước đóng vảy
Sau 4-5 ngày, mụn nước bắt đầu đóng vảy. Chúng có thể cứng lại và tạo thành những vết lõm nhỏ. Trong giai đoạn này, bệnh ít lây lan hơn nhưng vẫn nên theo dõi chặt chẽ để tránh nhiễm trùng các vết loét, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng thứ phát, bạn nên rửa tay thường xuyên với xà phòng và cắt tỉa móng tay, tránh chạm vào bất kỳ vết thương hở hoặc đóng vảy nào.
Khi nào gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi bạn có bất cứ nghi ngờ về việc nhiễm thủy đậu, hãy đặt lịch hẹn, đề cập về việc có thể bị thủy đậu với bác sĩ để tránh lây nhiễm cho người khác và nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.
Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thủy đậu bằng cách kiểm tra phát ban và xem xét các triệu chứng khác. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu và điều trị các biến chứng, nếu cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi có các tình trạng sau:
- Mụn nước lan sang một hoặc cả hai mắt.
- Mụn nước trở nên đỏ, nóng hoặc phập phều. Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn.
- Sang thương da đi kèm với chóng mặt, mất phương hướng, tim đập nhanh, khó thở, run, mất phối hợp cơ, ho nặng hơn, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 38,9 độ C.
- Bất kỳ ai trong gia đình có vấn đề suy giảm miễn dịch hoặc dưới 6 tháng tuổi.
Chẩn đoán bệnh thủy đậu
Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thủy đậu dựa trên tình trạng phát ban. Khi có bất kỳ nghi ngờ nào về chẩn đoán, bệnh thủy đậu có thể được xác nhận bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu hoặc cấy mẫu tổn thương.
Các bệnh viện điều trị bệnh thủy đậu uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Đống Đa,…
- Thủy đậu là gì
- Cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu hiệu quả
- Sởi
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh thủy đậu để bạn có thể phát hiện kịp thời và có các biện pháp điều trị sớm nhất. Hãy chia sẻ bài viết trên để mọi người cùng biết những thông tin về bệnh thủy đậu bạn nhé!
Nguồn: Verywellhealth, Mayoclinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dấu hiệu bệnh thủy đậu bạn cần biết để điều trị bệnh sớm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.