Bạn đang xem bài viết Đau gót chân: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau gót chân là tình trạng rất phổ biến hiện nay, không những khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế khả năng vận động của bạn trong cuộc sống hằng ngày. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu những vấn đề xung quanh bệnh đau gót chân nhé!
Đau gót chân là bệnh gì?
Đau gót chân là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở vùng bàn chân khiến gót chân sưng và đau nhức. Một số nguyên nhân gây đau gót chân như:
- Viêm cân gan chân
- Viêm bao hoạt dịch
- Viêm gân gót
- Chấn thương gót
Đau gót chân khiến bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Hầu hết các trường hợp đau gót chân đều cải thiện tốt với các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, nhưng bệnh này cần thời gian dài để phục hồi.
Đau gót chân là một tình trạng gót chân sưng và đau nhức gây ra bởi nhiều nguyên nhân
Các nguyên nhân gây đau gót chân
Viêm gân gót
Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến bị quá tải về lực chịu và trọng lực gây nên những tổn thương nghiêm trọng ở vùng gót chân.
Viêm gân gót chân thường xảy ra đối với người hay vận động ở cường độ cao như tập thể dục quá sức hay các vận động viên.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi các túi chứa đầy dịch được gọi là bao hoạt dịch sưng lên. Chức năng của các túi này là để làm đệm cho phần khớp, cho phép các chất lỏng di chuyển. Cảm giác bầm tím phía sau gót chân là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch.
Viêm bao hoạt dịch xảy ra sau một khoảng thời gian bạn hoạt động quá nhiều và khiến đôi chân của bạn có nhiều tổn thương.
Bao hoạt dịch sưng lên là dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch
Các bệnh gây viêm khớp mạn tính
Tình trạng viêm khớp mạn tính còn được gọi là biến dạng Haglund, đây là biến dạng gây ra một vết sưng xương mở rộng phía sau gót chân, lâu dần dẫn đến viêm bao hoạt dịch sau màng cứng, người mắc bệnh này thường có triệu chứng đau phía sau gót.
Biến dạng Haglund được hình thành do sự kích thích kéo dài và liên tục ở gót chân, có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ cọ xát gót chân.
Đối tượng chủ yếu mắc bệnh này là phụ nữ trẻ tuổi. Ngoài ra, mang giày cao gót hoặc các đôi giày có đế tương đối cao có thể khiến các vết sưng tấy nhiều hơn và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh Sever
Trong quá trình phát triển của trẻ, do bàn chân có dạng hình phẳng nên sẽ rất dễ chịu một áp lực lớn và tổn thương khi trẻ lớn quá nhanh. Vùng xương gót chân lúc này sẽ trở nên cứng hơn và khi trẻ vận động sẽ tạo ra một áp lực đè lên gót chân và làm cho xương này bị tổn thương.
Khi mắc bệnh Sever, trẻ có thể đau một hoặc cả hai gót chân, đặc biệt khi trẻ cảm thấy đau khi bắt đầu luyện tập một môn thể thao mới. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi trẻ đứng trên đầu ngón chân hay vặn mình. [1]
Chấn thương ở chân
Khi giẫm phải một vật cứng, sắc nhọn có thể làm bầm lớp đệm mỡ dưới gót chân. Người bệnh sẽ cảm thấy gót chân mềm hơn khi đi bộ và hầu như vết bầm này rất khó thấy.
Vết bầm này gây đau dọc theo mặt sau của gót chân và thậm chí là cả mặt dưới và mặt bên gây đau nhức và bất tiện trong việc đi lại.
Biểu hiện tình trạng vết bầm ở chân do chấn thương
Viêm cân gan chân
Tính đến thời điểm hiện tại, viêm cân gan chân là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau gót chân. Tình trạng xảy ra khi các mô liên kết chạy dọc theo lòng bàn chân bị rách hoặc giãn ra.
Những người hay vận động nhiều như chạy và nhảy có khả năng cao phát triển trình trạng viêm cân gan chân. Máy chạy bộ và các bề mặt cứng để tập thể dục hoặc làm việc là những nguyên nhân xúc tác tạo nên tình trạng viêm cân gan chân.
Gai gót chân
Viêm cân gan chân mạn tính có thể gây ra sự phát triển của xương ở gót chân gây ra tình trạng gai gót chân hình thành trên xương gót chân.
Đặc điểm bệnh gai gót chân:
- Đau nhức toàn bộ mặt dưới gót chân.
- Đau nhiều hơn khi thức dậy, đau chói khi bước những bước đầu tiên lúc xuống giường.
- Đau tăng lên khi vận động nhanh, mạnh, đột ngột hay đi trên bề mặt cứng.
Đau thần kinh tọa
Đau gót chân do đau thần kinh tọa là kết quả của áp lực lên rễ thần kinh L5-S1, đây là rễ thần kinh cung cấp sự phân chia thần kinh cho đùi sau, các cơ mông và chân. Rễ thần kinh này cũng chịu trách nhiệm về phản ứng của lòng bàn chân.
Khi bị đau thần kinh tọa, các cơn đau nhói sẽ lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân và dần về phía gót chân bởi dây thần kinh tọa chi phối rất nhiều các nhóm cơ trong suốt quá trình hoạt động của cơ thể.
Đau thần kinh tọa dần sẽ lan xuống chân khiến gót chân của bạn đau hơn
Hội chứng đường hầm cổ chân Tarsal
Hội chứng đường hầm cổ chân Tarsal là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh chày sau và đây là kết quả của sự chèn ép dây thần kinh trong đường hầm cổ chân.
Biểu hiện của tình trạng này có thể được mô tả thành những cơn đau chân kèm theo cảm giác ngứa quanh lòng và bàn chân và phần giữa của gót chân. Các triệu chứng thường trầm trọng hơn khi hoạt động quá sức và vận động khi cơ thể đang mệt và cần nghỉ ngơi.
Bẫy thần kinh gan chân trong và ngoài
Nhánh đầu tiên của dây thần kinh gan chân bên bị chèn ép được cho là nguyên nhân gây ra đau gót chân. Sự chèn ép này thường xảy ra giữa cơ mu bàn chân và cơ vuông gan chân khiến bệnh nhân có cảm giác nóng rát ở mặt lòng bàn chân.
Cảm giác khó chịu này càng trầm trọng hơn khi cơ thể hoạt động hằng ngày và thậm chí kéo dài cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi.
Đứt dây chằng gót chân
Đứt dây chằng gót chân là nguyên nhân hiếm gặp gây ra tình trạng đau gót chân. Bệnh nhân thường đau dữ dội ở vòm sau gót chân khi có các tổn thương vật lý hay tác động mạnh vào.
Bệnh nhân cảm thấy đau nhói, đau nhiều hơn khi sờ vào cân gan chân. Điều này khiến dáng đi khập khiễng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Đứt dây chằng gót chân là nguyên nhân hiếm gặp gây đau gót chân
Gãy xương gót chân
Đau gót chân cấp tính do gãy xương gót chân có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến viêm cân gan chân. Nguyên nhân là do sự gia tăng đột ngột của các hoạt động thể thao hằng ngày hoặc các hoạt động khác buộc phải đi lại nhiều.
Bệnh nhân khi bị gãy xương gót cho biết họ có những cơn đau dữ dội từ việc xương gót chân bị gãy và chèn ép.
Các dấu hiệu của bệnh đau gót chân
Triệu chứng đau gót chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cơn đau thường khởi đầu nhẹ và dần dần nghiêm trọng, nếu có vết thương ở gót chân thì cơn đau sẽ càng dữ dội hơn.
Tùy vào vị trí tổn thương mà cơn đau ở gót chân có thể rất khác nhau:
- Đau ở phía dưới gót chân: nguyên nhân có thể là do bệnh lý viêm cân gan chân, đây là bệnh lý đặc trưng bởi sự mất cân bằng cơ sinh học, từ đó dẫn đến tăng áp lực dọc theo cân gan chân.
- Đau ở gân Achilles: đau xuất hiện ở mặt sau cẳng chân và đau sẽ dữ dội hơn khi người bệnh căng cơ bắp chân, đột ngột thay đổi tư thế.
- Đau ở mặt ngoài bàn chân: nguyên nhân có thể là do chấn thương, bong gân hoặc tổn thương chèn ép thần kinh tọa.
Ngoài ra, đau gót chân còn kèm theo các dấu hiệu khác như:
- Đỏ tấy, bầm tím.
- Cứng khớp.
- Sưng và phù nề gót chân.
- Đau nhói, đau nhiều hơn khi thay đổi tư thế ở bàn chân.
Biến chứng nguy hiểm đau gót chân
Bệnh đau gót chân nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Hoại tử gót chân: trường hợp nặng có thể cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
- Nhiễm trùng gót chân: nếu không được điều trị dễ gây nhiễm trùng huyết,…
Đặc biệt, trường hợp đau gót chân do chấn thương nặng (gãy xương) gây phù nề, tụ máu,… thì cần được nhân viên y tế sơ cứu kịp thời do nạn nhân có thể diễn tiến nhanh chóng dẫn đến tử vong.
Khi bị chấn thương vùng gót chân cần phải sơ cứu ngay để tránh các biến chứng nặng nề
Cách chẩn đoán bệnh đau gót chân
Nguyên nhân đau gót chân rất đa dạng, bác sĩ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, đồng thời kết hợp với các cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu: dựa vào chỉ số hồng cầu để biết được tình trạng thiếu máu của bệnh nhân và chỉ số bạch cầu để xác định dấu hiệu nhiễm trùng.
- Chụp X – quang: đánh giá sự toàn vẹn của xương bàn chân, xác định được vị trí nứt gãy xương nếu có.
- Chụp MRI: hỗ trợ đánh giá tổn thương phần mềm và tình trạng xương nếu phim X – quang không phát hiện được bất thường.
Chụp X – quang giúp bác sĩ đánh giá được sự toàn vẹn của cấu trúc xương
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Bệnh đau gót chân không thể tự khỏi và tự điều trị tại nhà. Do đó, khi bạn mắc phải bất kỳ các triệu chứng nào như sưng, phù nề gót chân, đau gót chân, đau tăng lên khi đi lại,… thì cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nơi khám bệnh đau gót chân uy tín
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội,…
Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Các phương pháp chữa đau gót chân
Hầu hết các tình trạng đau gót chân thông thường sẽ thuyên giảm nhờ vào các biện pháp điều trị không phẫu thuật. Các phương pháp này tập trung vào việc giảm đau, kháng viêm và phục hồi chức năng vùng bàn chân, gót chân.
Một số phương pháp dùng để chữa đau gót chân như:
- Giảm đau: sử dụng thuốc chống viêm NSAID kết hợp với phương pháp chườm lạnh.
- Vật lý trị liệu: xoa bóp, châm cứu giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi chức năng của gót chân.
- Các bài tập kéo giãn gót chân.
- Sử dụng miếng nâng gót hoặc miếng lót giày để giảm đau.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh vận động quá sức.
Đối với những trường hợp nặng thì cần phải can thiệp phẫu thuật và thời gian bình phục có thể kéo dài lâu hơn bình thường.
Xoa bóp vùng gót chân, bàn chân cũng là một biện pháp giúp giảm đau
Cách biện pháp phòng ngừa đau gót chân
Bất cứ hoạt động nào gây áp lực lên bàn chân của bạn đều có thể gây ra đau gót chân. Cách bạn đi bộ và hình dáng bàn chân của mỗi người cũng là những yếu tố liên quan đến đau gót chân.
Do đó, để phòng ngựa bệnh lý đau gót chân, bạn cần:
- Duy trì cân nặng vừa phải
- Hạn chế vận động mạnh và quá sức
- Mang giày vừa vặn, phù hợp với kích cỡ bàn chân. Phụ nữ khi đau gót chân thì tránh mang giày cao gót
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Khởi động nhẹ trước khi tập thể dục
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ gây đau gót chân
Xem thêm
- Đau bắp chân là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân giúp phòng ngừa hiệu quả.
- Giãn tĩnh mạch chân? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 5 triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến không thể xem thường
Nhà thuốc An Khang vừa chia sẻ với bạn các nguyên nhân gây ra đau gót chân trong cuộc sống hằng ngày. Hy vọng sẽ giúp ích được các bạn tránh được tình trạng đau gót chân khi sinh hoạt và nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Nguồn: NHS, Mayo Clinic, Cleveland Clinic, Healthline, Medical News Today
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau gót chân: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.