Bạn đang xem bài viết Đau dương vật: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau dương vật thường là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới. Hãy cùng tìm hiểu ngay đau dương vật cảnh báo bạn đang mắc bệnh gì nhé!
Đau dương vật là gì
Đau dương vật là một cảm giác đau ở gốc, thân hoặc đầu dương vật và cả bao quy đầu. Cơn đau này có thể xảy ra khi hoạt động tình dục, đi tiểu hoặc thậm chí là khi nghỉ ngơi.
Mức độ của cơn đau cũng khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, bao gồm đau nhói, âm ỉ hoặc nhức. Nếu do chấn thương, cơn đau có thể dữ dội và xuất hiện một cách đột ngột. Còn nếu do bệnh lý hoặc một tình trạng sức khỏe, cơn đau có thể nhẹ và dần dần trở nên nặng hơn.
Đau dương vật ảnh hưởng lớn đến nam giới
Nguyên nhân gây ra đau dương vật
Bệnh Peyronie
Peyronie hay cong dương vật là bệnh lý xảy ra khi các mô sẹo tạo thành một mảng bám tích tụ trên phần đầu hoặc gốc của dương vật. Nguyên nhân của bệnh lý này vẫn chưa được xác định nhưng các mô sẹo này có thể là kết quả của một loại bệnh tự miễn (hệ miễn dịch tự tấn công vào cơ thể), do chấn thương nghiêm trọng trước đó gây ra ở dương vật. Chính vì sự kích thích khi dương vật cương cứng dẫn đến việc hình thành các mô sẹo xơ. Điều này khiến dương vật cảm thấy khó chịu, đau đớn, thậm chí là không thể quan hệ tình dục.
Các dấu hiệu của bệnh Peyronie bao gồm: đau nhức, khó chịu ở dương vật khi hoạt động tình dục, dương vật bị cong khi cương cứng, dương vật hẹp hơn hoặc ngắn hơn mức bình thường
Bệnh Peyronie không phải là bệnh truyền nhiễm và chúng không lây qua đường tình dục như nhiều người lầm tưởng. Bệnh Peyronie sẽ khiến dương vật cong hơn khi cương cứng.
Bệnh Peyronie khiến dương vật đau nhức, khó chịu
Bệnh Priapism
Bệnh Priapism là bệnh lý khiến dương vật cương cứng không tự chủ, mặc dù không được kích thích bởi bất kỳ yếu tố nào. Bệnh khiến nam giới có cảm giác đau nhức, căng tức và khó chịu ở dương vật.
Nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây tổn thương các mô trong dương vật. Nguyên nhân của bệnh Priapism vẫn chưa được xác định, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là hậu quả của một bệnh lý hoặc do một số nguyên nhân như:
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Chấn thương tủy sống hoặc bộ phận sinh dục
- Thuốc chống đông máu hoặc thuốc điều trị rối loạn cương dương
- Ma túy hoặc rượu
Priapism là một bệnh cơ quan sinh dục nghiêm trọng mà nam giới cần hết sức chú ý. Nếu tình trạng cương cứng kéo dài hơn 4 tiếng, gây đau nhức mà không có bất kỳ kích thích tình dục nào, thì cần phải tiến hành thăm khám để điều trị kịp thời.
Viêm bao quy đầu (Balanitis)
Viêm bao quy đầu là tình trạng phần da đầu của dương vật bị viêm, xảy ra ở 3 – 11% nam giới trên thế giới. Các triệu chứng của viêm bao quy đầu gồm:
- Phát ban, nổi mụn nhỏ li ti màu trắng hoặc đỏ
- Sưng tấy
- Ngứa
- Nhạy cảm hoặc đau
- Chảy mủ, dịch có mùi hôi
- Bao quy đầu hẹp
Phần lớn nguyên nhân gây viêm bao quy đầu là do chưa cắt bao quy đầu, không vệ sinh sạch sẽ hoặc lau khô vùng nhạy cảm bên dưới bao quy đầu đúng cách, để dương vật luôn trong trạng thái ẩm ướt.
Từ đó khiến dương vật bị ngứa, đau rát, phần bao quy đầu xuất hiện các triệu chứng viêm, nổi các mụn nhỏ li ti màu trắng hoặc đỏ, chảy chất dịch có mùi hôi. Ngoài ra, viêm bao quy đầu cũng có thể do một số nguyên nhân như: bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, sử dụng chất tẩy rửa mạnh khi tắm, đái tháo đường
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
STIs là những bệnh lây truyền qua đường tình dục thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dịch tiết của các bộ phận như mắt, mũi, miệng, hậu môn, âm đạo hoặc dương vật.
Thông thường, người mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể không có dấu hiệu nhận biết, nhưng một số khác có thể xảy ra các triệu chứng ở dương vật như sau:
- Đau khi cương cứng, hoặc khi xuất tinh
- Phát ban hoặc ngứa, loét, nổi mụn nước, sưng, rát khi đi tiểu
- Có khối u quanh bộ phận sinh dục
- Chảy mủ, dịch tiết có mùi hôi
- Đau vùng quanh xương chậu
- Tiểu nhiều
Bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có thể gây đau dương vật
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập bên trong đường tiết niệu, khiến hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các phản ứng để chống nhiễm trùng. Tình trạng này gây cảm giác đau hoặc nóng rát ở dương vật, tiểu buốt, tiểu nhiều, khó chịu mỗi khi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu có lẫn máu, tiểu sót,…
Mặc dù phổ biến hơn ở phụ nữ, nhưng đôi khi nhiễm trùng đường tiết niệu cũng xảy ra ở nam giới. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do tắc nghẽn niệu đạo hoặc do những vi khuẩn đặc hiệu gây ra thông qua hoạt động tình dục không an toàn.
Chấn thương
Đau dương vật cũng có thể do dương vật của bạn bị tác động ngoại lực gây chấn thương. Các chấn thương thường xảy ra khi đang quan hệ tình dục là nguyên nhân hàng đầu. Một số trường hợp khác do sự cố nên dương vật đâm mạnh bị trượt vào tầng sinh môn hoặc mông dẫn đến gãy dương vật.
Mặc dù dương vật không có xương nhưng bên trong nó có một cấu trúc là “bao trắng” (tunica albuginea) và màng bao này chứa đầy máu trong quá trình cương cứng. Khi đó, nó có thể bị rách nếu dương vật bị uốn cong hoặc gập xuống. Các triệu chứng của chấn thương dương vật bao gồm:
- Đau dương vật
- Sưng dương vật
- Bầm tím ở dương vật hoặc vùng háng
Ngoài ra, chấn thương cũng có thể do thói quen thường xuyên thủ dâmmạnh, không kiểm soát được lực tay hay bạo lực cưỡng dâm, hoặc chấn thương trong lao động, thể thao.
Hẹp bao quy đầu và chứng paraphimosis
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể kéo ra khỏi đầu dương vật vì quá chật, ngay cả khi dương vật cương cứng, chỉ để lộ một lỗ tiểu nhỏ. Hẹp bao quy đầu thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi bao quy đầu chưa nới lỏng, nhưng cũng có thể xảy ra ở thanh thiếu niên và người lớn chưa cắt bao quy đầu, bị viêm bao quy đầu hoặc chấn thương gây ra sẹo ở quy đầu.
Paraphimosis cũng tương tự như hẹp bao quy đầu, nhưng nó là tình trạng ngược lại. Tức là sau khi bao quy đầu được tuột ra khỏi đầu dương vật nhưng bị kẹt lại và không thể kéo lên lại vị trí ban đầu để bao phủ dương vật. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, cần phải điều trị ngay lập tức vì nó ngăn lưu lượng máu chảy đến bao quy đầu hoặc đầu dương vật, gây bí tiểu và tổn thương các mô trong dương vật. Các triệu chứng của Paraphimosis bao gồm:
- Đau dương vật.
- Đầu dương vật sưng tấy, chuyển sang màu xanh hoặc đỏ.
Hẹp bao quy đầu là nguyên nhân gây đau dương vật
Ung thư dương vật
Nếu tình trạng đau dương vật kéo dài và không thuyên giảm thì nhiều khả năng bạn có thể mắc bệnh ung thư dương vật. Ung thư dương vật được phát triển từ lớp biểu mô của niêm mạc quy đầu hoặc bao quy đầu dương vật, đi kèm theo các triệu chứng khác như:
- Dương vật đau âm ỉ, đau buốt đặc biệt khi cương cứng hoặc va chạm trong lúc hoạt động tình dục.
- Xuất hiện các nốt sẩn, mụn cóc hoặc vết loét ở bao quy đầu.
- Dương vật rỉ máu, chảy dịch mùi hôi sau khi quan hệ.
- Độ dày của phần da ở dương vật thay đổi, màu sắc bất thường.
- Có khối u ở bên dưới lớp da của vùng háng.
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính xảy ra khi có nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Vi khuẩn gây nhiễm trùng tuyến tiền liệt thông qua nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc STD (như lậu hoặc chlamydia), hoặc cũng có thể sau khi làm thủ thuật y tế, chẳng hạn như khi đặt ống thông tiểu.
Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt cũng có thể là do viêm do chấn thương vùng chậu, phì đại tuyến tiền liệt hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt. Nếu không được điều trị, viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết hoặc áp xe tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là khi tuyến tiền liệt bị viêm trong một thời gian dài mà không được điều trị. Các triệu chứng thường khởi phát trong ít nhất 3 tháng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác như hội chứng đau vùng chậu mạn tính.
Các triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể bao gồm:
- Tiểu buốt, cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu, khó tiểu.
- Đau dương vật khi xuất tinh, đau tinh hoàn hoặc bàng quang.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra khi các vi khuẩn Chlamydia, E.coli, lậu,… xâm nhập vào ống niệu đạo. Tình trạng viêm niệu đạo gây nên đau buốt khi tiểu, tiểu lắt nhắt, nước tiểu lẫn mủ hoặc máu. Hơn nữa, đầu dương vật có thể bị sưng đỏ, đau buốt đặc biệt khi hoạt động tình dục, kèm theo sốt, ớn lạnh thất thường và suy nhược cơ thể. Đồng thời, khi quan hệ sẽ luôn cảm thấy đau rát, khó chịu, xuất tinh sớm, nổi các hạch ở bẹn, háng,…
Ngoài ra, các vi khuẩn này còn có thể tấn công sang các cơ quan lân cận khác gây ra các triệu chứng đau thắt lưng, sưng khớp, đau tức bụng và sốt cao liên tục.
Các dấu hiệu của bệnh đau dương vật
Bất kỳ cảm giác ngứa, rát hoặc đau nhói nào xảy ra ở các vùng khác nhau của dương vật đều là dấu hiệu của đau dương vật.
Đôi khi, dương vật cảm thấy đau chỉ xảy ra trong quá trình cương cứng, làm cản trở việc đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Trường hợp tệ hơn là trên thân dương vật xuất hiện dịch tiết, lở loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.
Biến chứng nguy hiểm
- Bệnh Priapism (cong dương vật): Rối loạn cương dương vĩnh viễn; tổn thương các mô dương vật.
- Viêm bao quy đầu: Hẹp bao quy đầu.
- Chứng Paraphimosis: Bí tiểu, tổn thương các mô dương vật.
- Viêm tuyến tiền liệt: Nhiễm khuẩn huyết hoặc áp xe tuyến tiền liệt.
- Viêm niệu đạo: Nhiễm khuẩn các cơ quan khác.
Cách chẩn đoán bệnh
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và thu thập tiền sử bệnh để xác định nguyên nhân gây đau dương vật. Quy trình khám có thể sẽ bao gồm kiểm tra chi tiết dương vật, tinh hoàn, bìu và háng. Nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác vi khuẩn gây đau dương vật:
- Xét nghiệm PCR để chẩn đoán lậu: Phương pháp này thuộc kỹ thuật sinh học phân tử cho phép phát hiện vi khuẩn lậu ở giai đoạn sớm.
- Xét nghiệm PCR tầm soát Chlamydia: Dựa trên mẫu dịch tiết niệu đạo, cổ tử cung hoặc nước tiểu để phát hiện vi khuẩn Chlamydia
- Xét nghiệm VDRL/TPHA chẩn đoán phát hiện giang mai: Dựa trên mẫu máu để phát hiện kháng thể và số lượng chính xác xoắn khuẩn giang mai có trong huyết thanh.
- Xét nghiệm Mycoplasma niệu sinh dục: Một hỗn hợp dịch phẩm chứa Mycoplasma sẽ được nuôi cấy trong môi trường thích hợp và sau đó sẽ được nhỏ vào các ống nghiệm có chứa chỉ thị màu arginine hoặc urea. Sau 24 – 48 giờ ở 37 độ C, nếu ống đổi màu thì kết luận dương tính với Mycoplasma.
Xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi thấy dấu hiệu đau dương vật bất thường, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc tự tìm kiếm các mẹo dân gian điều trị để tránh các phản ứng không mong muốn.
Phát hiện các dấu hiệu sớm để đến ngay trung tâm y tế để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa:
- Cảm giác đau dương vật bất thường
- Đau dương vật khi cương cứng, kéo dài từ 3 – 4 giờ hoặc khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh
- Khó tiểu
- Vừa bị tai nạn hoặc chấn thương ở vùng háng
- Đầu dương vật chảy dịch mủ có mùi hôi, màu sắc bất thường hoặc chảy máu
- Dương vật bị cong bất thường
- Không thể rút bao quy đầu
- Mất ham muốn tình dục, cảm thấy kiệt sức hoặc sốt
Nơi khám bệnh nam khoa uy tín
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM…
- Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại Học Y, Bệnh viện Bạch Mai..
Gặp bác sĩ ngay khi cảm thấy đau dương vật
Các phương pháp chữa đau dương vật
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau dương vật mà các phương pháp chữa cũng khác nhau.
Bệnh Peyronie đôi khi có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị.Nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng và không cải thiện, có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo khỏi dương vật.
Rút máu ra khỏi dương vật bằng kim giúp giảm sự cương cứng nếu bạn mắc chứng priapism. Sử dụng thuốc cũng có thể làm giảm lượng máu chảy đến dương vật.
Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng vi-rút điều trị STI, bao gồm chlamydia, lậu và giang mai. Thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm cũng có thể dùng để điều trị viêm bao quy đầu.
Điều trị hẹp bao quy đầu bằng cách bôi kem chống viêm steroid hàng ngày lên bao quy đầu hoặc có thể uống thuốc giảm đau đồng thời. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể tiến hành phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Thông qua phẫu thuật để loại bỏ các phần ung thư của dương vật. Điều trị ung thư dương vật bao gồm xạ trị hoặc hóa trị.
Có nhiều phương pháp điều trị đau dương vật
Các cách xử lý khi bị đau dương vật
Nếu nguyên nhân gây đau dương vật chỉ là một chấn thương nhỏ thì cơn đau sẽ biến mất dần trong vòng chưa đầy một giờ. Khi bị chấn thương, có thể dùng túi đá để chườm hoặc uống thuốc giảm đau, sau đó nằm thư giãn trong chốc lát.
Hãy đảm bảo rằng bạn phải đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Cơn đau buốt, khó chịu
- Cơn đau kéo dài hơn 1 giờ sau chấn thương
- Bìu dái bị thủng, sưng hoặc thâm tím
- Buồn nôn và nôn
- Sốt
Cách xử lý khi cảm thấy đau dương vật
Cách biện pháp phòng ngừa
- Duy trì lối sống lành mạnh
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Đi khám kịp thời khi bị đau dương vật dai dẳng hoặc nghiêm trọng
- Tránh quan hệ tình dục với bất kỳ ai đang bị nhiễm trùng và yêu cầu bạn tình của bạn tránh những cử động đột ngột
- Uốn cong dương vật
- Nếu bạn bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoặc các vấn đề khác với bao quy đầu, việc cắt bao quy đầu hoặc vệ sinh bên dưới bao quy đầu hàng ngày có thể giúp ích.
- Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả
- Gãy dương vật
- Liệt dương
Nhà thuốc An Khang vừa chia sẻ với bạn các thông tin cũng như các cách xử lý khi bị đau dương vật. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Buoy Health, Health Line, Medicover Hospitals, Medical News Today
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau dương vật: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.