Bạn đang xem bài viết “Dấu diếm” hay “Giấu giếm”? Từ nào đúng chính tả tiếng Việt? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
“Dấu diếm” hay “Giấu giếm” khiến rất nhiều người phân vân khi đặt tay xuống viết vì không biết đâu là từ đúng chính tả tiếng Việt. Trong bài viết này, Pgdphurieng.edu.vn giúp bạn hiểu hơn về cụm từ Dấu diếm – Giấu giếm và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
I. Dấu diếm, Giấu giếm, Dấu giếm hay Giấu diếm mới là từ đúng chính tả?
Ngôn từ tiếng Việt chúng ta vô cùng đa dạng và có nhiều từ phát âm gần giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Một trong số những cụm từ khiến nhiều người đắn đo nhất hiện nay chính là Dấu diếm, Giấu giếm và Dấu giếm. Vậy những từ trên có nghĩa là gì? Đâu mới là từ viết đúng chính tả tiếng Việt, chúng ta hãy cùng nhau phân tích nhé!
1. Giải thích từ “Dấu diếm”
Dấu diếm là từ sai chính tả và không có nghĩa trong từ điển tiếng Việt
Trong cụm từ “Dấu diếm”, chúng được ghép bởi hai từ Dấu và Diếm. Từ dấu chỉ về một danh từ như: Con dấu, đóng dấu, dấu in, dấu cơ quan, dấu bưu điện… Từ dấu được sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt, điển hình bạn có thể gặp như: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu kết câu…
Theo phân tích trên, chúng ta thấy từ “Dấu” trong cụm từ “Dấu diếm” không có bất kỳ một ý nghĩa nào cụ thể, không nhằm chỉ việc che lấp, bao che hay che giấu đi một sự vật, sự việc nào đó.
2. Giải thích từ “Giấu giếm”
Giấu diếm là che đậy, bao che hay không tiết lộ một sự việc, hành động nào đó cho những người khác. Từ giấu giếm thường được sử dụng trong những trường hợp tiêu cực, kết hợp giữa một từ nghĩa và một từ bổ sung cho động từ chính.
Thường thì trường hợp từ giấu giếm không chỉ những điều tốt đẹp nên bạn phải cân nhắc kỹ các hoàn cảnh sử dụng để tránh dùng sai.
Trong cụm từ giấu giếm, từ “giấu” (động từ) chỉ một hành động cất giấu một sự vật/ sự việc nào đó ở những nơi khó thấy hoặc kín đáo để người khác không thể biết tới. Từ “giếm” được sử dụng để chỉ những sự việc mờ ám, không rõ ràng và kín đáo. Có thể thấy rằng cụm từ “giấu giếm” được sử dụng để thể hiện sự che giấu, giữ kín bí mật nào đó cho bản thân.
Ngoài việc đi cùng với từ “giếm”, từ “giấu” còn có thể kết hợp với nhiều từ khác nhau như: Che giấu, giấu kín, cất giấu, giấu dốt, chôn giấu, giấu khuyết điểm, giấu tiền, giấu đầu hở đuôi, giấu tin…
Đặt câu với từ Giấu giếm:
- Trong phiên tòa, bị cáo vẫn cố giấu giếm tội ác của mình.
- Con mèo giấu giếm bí mật của mình dưới bãi cát.
- Minh đang giấu giếm chuyện làm vỡ bình bông của mẹ.
- Bố giấu giếm mẹ về khoản quỹ đen khổng lồ.
- Khuôn mặt tươi cười hàng ngày như cố giấu giếm đi nỗi buồn sâu tận.
- Chúng ta cùng nhau giấu giếm đi những tội lỗi này.
3. Giải thích từ “Dấu giếm”
Dấu giếm là một từ sai chính tả và không có ý nghĩa trong từ điển Tiếng Việt.
Theo những phân tích phía trên bài viết, từ “Dấu” là một danh từ chỉ con dấu, dấu câu… Và từ “Giếm” chỉ cho một sự việc mờ ám, không rõ ràng và kín đáo. Sự kết hợp giữa hai từ này không có ý nghĩa, từ đây chúng ta thấy được rằng đây là từ sai chính tả tiếng Việt.
4. Giải thích từ “Giấu diếm”
Giấu diếm là một từ sai chính tả và không có ý nghĩa trong từ điển Tiếng Việt
Theo những phân tích phía trên bài viết, từ “Giấu” có nghĩa là sự giữ kín bí mật, che kín một sự vật, sự việc nào đó không cho người khác biết. Trong khi đó, từ “Diếm” lại không có ý nghĩa gì trong Tiếng Việt nên đây là cụm từ sai hoàn toàn, không có ý nghĩa, sai chính tả.
II. Làm sao để không bị nhầm lẫn giữa “Giấu” và “Dấu”
Những từ có chung cách phát âm nhưng có nhiều cách viết luôn khiến mọi người bị nhầm lẫn. Trong đó từ “Giấu” và “Dấu” là những ví dụ vô cùng cụ thể, đại đa số mọi người đều bị nhầm lẫn giữa các từ này khi viết câu, nói chuyện.
Để không bị nhầm lẫn giữa từ “Giấu” và “Dấu” bạn phải nhớ một số thứ sau:
- Những từ thường đi với từ “Giấu”: Che giấu, giấu giếm, giấu tin, giấu kín, cất giấu, giấu nhẻm, giấu dốt, chôn giấu, giấu khuyết điểm, giấu đầu lòi đuôi, giấu đầu hở đuôi, giấu tiền, giấu vàng, giấu bút của bạn, giấu + một vật/ sự việc….
- Những từ thường đi với từ “Dấu”: Dấu câu, dấu chấm, dấu phẩy, con dấu, dấu vết, dấu răng, dấu chân, làm dấu, đóng dấu…
Dựa vào những từ kết hợp trong các hoàn cảnh khác nhau, bạn dễ dàng biết cách sử dụng các từ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc bạn một ngày vui vẻ!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết “Dấu diếm” hay “Giấu giếm”? Từ nào đúng chính tả tiếng Việt? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/dau-diem-hay-giau-giem-tu-nao-dung-chinh-ta-tieng-viet/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: