Bạn đang xem bài viết Đau bụng kinh nên làm gì? Mẹo chữa đau bụng kinh hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau bụng kinh xảy ra trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Tùy cơ địa mà cơn đau khác nhau. Có hai loại đau bụng kinh thường gặp là đau bụng kinh nguyên phát do sự co bóp của tử cung và đau bụng kinh thứ phát do một bệnh lý nào đó. Dưới đây Pgdphurieng.edu.vn sẽ mách một số mẹo hết đau bụng kinh nguyên phát hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà nhé!
Đau bụng kinh là gì?
Nguyên nhân đau bụng kinh
Theo bệnh viện Vinmec, nguyên nhân gây đau bụng kinh bao gồm:
- Có thể do cơ tử cung co bóp mạnh đẩy máu kinh ra ngoài.
- Một số người có tử cung bị hẹp khiến máu kinh khó lưu thông và cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
- Do các dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung bị ngả sau hoặc ngả trước làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu kinh và gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
- Do di truyền từ mẹ và con, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các mẹ bị đau bụng kinh thì khi sinh con, con gái cũng sẽ bị hành kinh.
- Do đặt vòng tránh thai.
- Do chế độ ăn uống không khoa học trong thời kỳ kinh nguyệt như ăn đồ cay, đồ lạnh…
- Tử cung có thể bị ảnh hưởng do sự gia tăng bất thường của progesterone và prostaglandin trong máu vì thay đổi nội tiết tố
- Đau bụng kinh có thể do một số bệnh lý phụ khoa gây ra như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung… cũng là nguyên nhân chính gây đau bụng dữ dội.
- Do vận động quá sức trong thời kỳ kinh nguyệt.
Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng mang thai
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng tư vấn
Đau bụng kinh: Đau âm ỉ liên tục và thường đau ở vùng bụng dưới, bắt đầu đau từ 1 – 3 ngày trước bắt đầu kì kinh và đau nhất vào ngày đầu kì. Cơn đau sẽ thuyên giảm sau 3 ngày. Ngoài ra đau kinh sẽ kèm theo đau lưng và xuống đùi, khó chịu ở dạ dày, bụng, buồn nôn, phân lỏng, chuột rút,…
Đau bụng do có thai: Đau bụng lâm râm, chỉ đau một bên, đứng quá lâu sẽ đau nhiều hơn hoặc hắt hơi, khi cười,… trong tháng đầu mang thai. Bụng dưới của thai phụ thời kì đầu có cảm giác đau tưng tức, kèm theo ốm nghén và nôn ọe nhiều.
Phân biệt đau bụng kinh và đau dạ dày
Đau bụng do bệnh dạ dày có bản chất khá khác biệt so với các loại đau bụng khác. Đau bụng thường là đau vùng bụng trên (trên và dưới xương ức), đau âm ỉ hoặc từng cơn cả lúc đói và lúc no, nhất là sau khi ăn các thức ăn có tính kích thích như đồ ăn thức uống, đồ chua cay…
Phân biệt đau bụng kinh và đau ruột thừa
Nhiều trường hợp nghi ngờ viêm ruột thừa (không có triệu chứng rõ ràng) và đau bụng theo chu kỳ kinh, bác sĩ khuyến cáo tái khám trong vòng 24 giờ. Trong trường hợp đau ruột thừa, uống thuốc giảm đau không hiệu quả, người bệnh bị sốt cần nhập viện ngay để được điều trị kịp thời.
Trong một số trường hợp, đau bụng kinh kèm theo rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, buồn nôn, tâm trạng bất ổn. Còn đau ruột thừa đau ở vùng bụng dưới bên phải, bắt đầu đau ở vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải.
15+ cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà
Massage bụng dưới làm giảm đau bụng kinh
Đầu tiên bạn đặt tay lên vị trí ở hai bên rốn, sau đó xoa tròn theo chiều kim đồng hồ và dần mở rộng kích thước trong khoảng 1 phút. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng giảm đau bụng kinh cực kì hiệu quả nhờ.
Chườm nóng hoặc tắm nước nóng
Nếu nhà bạn có sẵn túi chườm nóng thì sử dụng tiện hơn, nếu không có thì có thể đổ một ít nước ấm vào bình thuỷ tinh hoặc túi cao su rồi chườm lên phần bụng dưới khoảng 1 tiếng sẽ giúp cơn đau dịu lại vì nước ấm giúp tử cung co thắt nhịp nhàng và khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Nếu không quá đau bạn có thể tắm nước nóng nhé – đây cũng là một cách giảm đau khá hiệu quả đấy.
Xoa bóp, bấm huyệt
Theo y học cổ truyền thì bàn chân chứa rất nhiều huyệt vị ứng với nhiều cơ quan trên cơ thể, vì thế khi đau bụng kinh bạn cũng có thể áp dụng cách xoa bóp, bấm huyệt ở gang bằng chân.
Cách thực hiện khá đơn giản: Bạn chỉ cần chà xát nhẹ bàn tay cho nóng lên, rồi dùng ngón trỏ ấn vào vị trí như hình vẽ thì tử cung của bạn sẽ được thư giản hơn rất nhiều.
Ngoài cách trên, bạn cũng có thể áp dụng cách vuốt môi trên để giảm đau. Dùng 2 ngón tay trỏ vuốt cùng lúc lên 2 bên ở phần môi bên trên, cho đến khi có cảm giác nóng lên thì cơn đau bụng cũng sẽ cũng giảm đi phần nào.
Dùng gừng xoa bóp chữa đau bụng kinh
Sử dụng gừng để giảm các cơn đau trong ngày đèn đỏ được nhiều chị em áp dụng, gừng có tính cay nóng giúp tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết và giảm co thắt tử cung từ đó giảm được tình trạng đau bụng kinh.
Cách làm: Có thể giã nhuyễn gừng vắt lấy nước cốt xoa lên phần bụng dưới hoặc đắp xác gừng lên phần bụng dưới rồi nằm thư giãn khoảng 5 đến 7 phút.
Ăn ngải cứu chữa đau bụng kinh hiệu quả
Rau ngải cứu có tính ấm, vị đắng có tác dụng điều hoà kinh nuyệt và chữa đau bụng kinh hiệu quả.
Cách làm: Có thể giã nhuyễn vắt lấy nước uống ngày 2 lần. Nếu không chịu được vị đắng của nó bạn có thể dùng khoảng 1 nắm rau ngải cứu cắt nhỏ ra, 1 quả trứng gà và 1 muỗng cà phê mật ong trộn đều lên sau đó hấp cách thuỷ để ăn.
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc thơm ngon dễ uống giúp tinh thần thư thái hơn và giúp giảm các cơn đau co rút. Dùng trà pha với nước sôi và uống khi trà ấm ấm sẽ hiệu quả hơn.
Tập yoga giúp giảm đau bụng kinh
Có nhiều bài để tập giúp giảm đau bụng kinh như nằm mở rộng hông, đặt chân lên tường,… tuy nhiên có một bài tập khá hiệu quả bạn nên thử mang tên là tư thế đứa trẻ (Child Pose). Bài tập này sẽ giúp cơ bụng bạn được thư giãn hơn rất nhiều đấy.
Bước 1 Bạn bắt đầu quỳ ngồi lên hai bàn chân.
Bước 2 Bạn để hai tay duỗi thẳng về phía trước, đồng thời từ từ gập sát người về hai dùi sao cho trán chạm sàn và nhớ giữ cố định phần chân.
Bước 3 Giữ động tác trong cỡ 10 giây và trở về tư thế ban đầu.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ cũng là một cách hiệu quả để giảm đau bụng kinh, hãy vệ sinh “cô bé” bằng nước ấm để vùng kín được thư giãn, giảm đi cảm giác tức từ đó hành kinh cũng sẽ được giảm hơn. Lưu ý là bạn nên thay băng vệ sinh cách 4 – 5 giờ 1 lần nhé, để không tại môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể để giảm đau là cách hầu như người nào cũng áp dụng. Vì khi cơ thể ấm lên thì nó sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm đi các tình trạng bị tắc mạch vùng chậu, từ đó làm nhẹ đi các cơn co bóp. Bạn có thể làm ấm cơ thể bằng nhiều cách như chườm nóng, uống và ăn nóng,…
Tắm bằng muối khoáng
Như đã nói ở trên thì bạn nên tắm bằng nước ấm thì cơ thể sẽ được thoải mái, nếu muốn tăng hiệu quả giảm đau bụng thì bạn nên kết hợp với muối khoáng. Bạn chỉ cần hòa muối tắm vào nước ấm trong bồn và ngâm mình trong khoảng 10 – 15 phút thì cơ bắp, cũng như bụng của bạn sẽ được thư giãn hơn rất nhiều.
Tập thể dục thường xuyên
Thường khi bị hành kinh nhiều người chọn nằm yên để nghỉ ngơi, tuy nhiên tập thể dục nhẹ nhàng vùng lưng và cơ bụng lại giảm đau hiệu quả hơn rất nhiều đấy.
Bài tập Sumo Squat
Bước 1 Đứng hai chân rộng hơn chiều rộng của hông với hai chân hướng ra ngoài.
Bước 2 Khi hít vào, bạn từ từ xoay hông và gập đầu gối để hạ phần cơ thể xuống 90 độ.
Bước 3 Thở ra và quay lại vị trí ban đầu, lặp lại động tác cỡ 10 lần.
Tư thế cây cầu
Bước 1 Bạn nằm ngửa trên sàn, 2 tay úp lên sàn song song với cơ thể.
Bước 2 Bàn chân bạn chống xuống sàn và mở rộng ra bằng hông, đặt vuông góc.
Bước 3 Bạn hít một hơi rồi dùng chân đạp xuống để nần nhẹ hông lên và từ nâng lưng lên theo từng đốt sống.
Bước 4 Thở nhẹ ra và chậm rãi đặt hông xuống sàn.
Ngồi về phía trước uốn cong
Bước 1 Ngồi với hai chân duỗi thẳng trước mặt.
Bước 2 Hít vào kết hợp cùng vươn người thẳng lên trên đầu để kéo dài cột sống.
Bước 3 Thở ra, vươn tay để nắm lấy ngón chân và bắt đầu đưa cơ thể qua đầu chân.
Bước 4 Khi gân kheo và lưng dưới căng nhẹ bạn hạ xuống và giữ trong 30 giây.
Tư thế lạc đà
Bước 1 Quỳ thẳng lưng với hai đầu gối cách nhau bằng hông.
Bước 2 Bạn để tay lên phần xương chậu, sao cho các ngón tay hườn xuống sàn.
Bước 3 Bạn nhẹ nhàng ngả người ra sau và cằm hơi hếch về phía ngực.
Tư thế vặn xoắn
Bước 1 Bạn ngồi trên mặt đất, sau đó gác chéo chân trái qua đầu gối phải, đặt bàn chân trái trên bằng phẳng trên mặt đất và móc khuỷu tay phải vào bên ngoài đầu gối của bạn.
Bước 2 Ôm đầu gối về phía ngực và giữ tư thế này trong 5-10 giây và đổi hướng.
Xoa dầu hoặc dán cao
Xoa dầu hoặc dán cao vào vùng bụng dưới và kết hợp thêm bằng cách massage vòng tròn như cách trên thì sẽ tăng tác dụng của sản phẩm. Khi vùng bụng nóng lên thì phần cơ ở tử cung sẽ co bóp nhịp nhàng hơn.
Dùng thuốc giảm đau bụng kinh
Thuốc là biện pháp giúp giảm đau bụng nhanh và hiệu quả, tuy nhiên dùng thuốc phải tuân theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không được tuỳ tiện uống thuốc giảm đau để tránh các trường hợp đáng tiếc nhé.
Mẹo giảm đau bụng kinh bằng chế độ dinh dưỡng
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc bổ sung đều nên được tư vấn bởi các chuyên gia hoặc bác sĩ, không nên tự ý sử dụng nhé!
Bổ sung vitamin E
Bạn nên bổ sung vitamin E ở 2 ngày trước khi có kinh và trong 5 ngày thì mức độ đau và lượng máu có thể giảm đi nhiều đấy. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể ảnh hưởng đến cơ thể nhé!
Bổ sung Magie
Theo nghiên cứu thì nếu bạn dùng 250mg magiê và 40mg vitamin B6 mỗi ngày thì sẽ giảm đi bớt các hội chứng PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt). Ngoài ra, magiê còn có khả năng giảm stress, ổn định thần kinh và làm giãn cơ.
Dùng nhiều sữa hoặc sữa chua
Vitamin D có trong sữa hoặc sữa chua có tác dụng trong việc làm giãn cơ trơn của tử cung, làm nó co bóp trơn tru, đều đặn hơn, từ đó làm giảm cơn đau, co thắt.
Nên ăn gì trong ngày tới tháng để giảm đau bụng
Những thực phẩm sau là gợi ý cho các chị em nên ăn gì trong ngày tới tháng:
- Uống nhiều nước
- Ăn các loại trái cây
- Rau lá xanh
- Gừng
- Thịt gà
- Nghệ
- Socola đen.
- Dầu hạt lanh
- Các loại đậu
- Sữa chua
- Trà bạc hà
Tư thế nằm giúp giảm đau bụng đến tháng
Nằm nghiêng, co người
Đây là tư thế giúp giảm đau bụng kinh vô cùng hiệu quả mà bạn nên thử. Tư thế nằm này giúp cơ thể thư giãn các cơ vùng bụng, nhờ đó giúp giảm đau bụng đến tháng hiệu quả mà không ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng khác, giúp có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Nằm ngửa, kê gối dưới chân
Nằm ngửa, kê gối dưới chân là tư thế đem đến sự thoải mái, dễ chịu cho các chị em khi đến kỳ kinh. Nằm ngửa giúp tránh được tình trạng đau lưng dưới. Ngoài ra đặt chiếc gối dưới đầu gối giúp giữ cột sống thấp hơn, nhờ đó giúp cột sống bớt nhức mỏi, hạn chế cơn đau.
Nguồn: Bệnh viện Vinmec
Hi vọng với các mẹo nhỏ đau bụng kinh sẽ hết tức thì trên đây giúp bạn không còn lo sợ mỗi khi đến ngày đèn đỏ. Nếu bạn đang trong thời điểm này hãy thử ngay để giảm cơn đau nhanh chóng nhé.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau bụng kinh nên làm gì? Mẹo chữa đau bụng kinh hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.