Bạn đang xem bài viết Đau bụng kiết lỵ nên ăn gì? 7 loại thực phẩm giúp nhanh hồi phục tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bị kiết lỵ ăn gì cho hết: gạo nếp, đậu non, thức ăn nhạt và loãng, bổ sung lợi khuẩn probiotic,… Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu bệnh kiết lỵ nên kiêng thực phẩm nào và nên ăn gì để mau khỏi bệnh nhé!
Nguyên nhân bị kiết lỵ
Kiết lỵ là một bệnh đường tiêu hóa, do 2 nguyên nhân:
- Lỵ amip: Do nhiễm ký sinh trùng Entamoeba histolytica.
- Lỵ trực khuẩn: Do nhiễm vi khuẩn Shigella là phổ biến nhất. Khoảng 500.000 người ở Mỹ mắc bệnh này hàng năm.
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh, đặc biệt ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh thường từ 1 – 7 ngày sau đó sẽ phát bệnh một cách đột ngột.
Dấu hiệu:
- Sốt cao hơn 38°C.
- Lạnh run người.
- Đau quặn bụng.
- Đi ngoài phân có dính máu và chất nhầy.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Khát nước.
- Mệt mỏi, chán ăn.
Thức ăn nhạt, loãng
Nên bổ sung vào bữa ăn của người bệnh những thức ăn nhạt và loãng như: các loại súp (bí đỏ, súp nấm rơm,…), canh, rau củ quả luộc không nêm gia vị quá nhiều. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa trong ngày.
Nên ăn thức ăn loãng dễ tiêu hóa như súp bí đỏ
Thức ăn không có dầu mỡ
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có khả năng gây hại cho lợi khuẩn đường ruột. Bạn nên có một chế độ ăn hạn chế dầu mỡ, giúp giảm rối loạn hệ vi sinh đường ruột do làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi và giảm số lượng lợi hại. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.
Trong số các chất dinh dưỡng đa lượng thì chất béo được tiêu hóa chậm nhất. Mà đồ ăn chiên rán lượng chất béo rất cao có thể gây đầy hơi, buồn nôn và đau dạ dày khi ăn nhiều.
Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
Gạo nếp, gạo tẻ
Gạo nếp có hàm lượng tinh bột và calo cao, ngoài ra chúng còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin nhóm B, canxi, protein,…Đặc biệt ở gạo nếp cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng. Ngoài ra chúng còn được dùng chữa các bệnh tiêu chảy, tiểu đường, buồn nôn, rối loạn bài tiết…
Gạo tẻ có vị ngọt, tính mát, giúp điều hòa tỳ vị, lợi tiểu, trị được chứng đi phân lỏng hoặc tả lỵ.
Gạo nếp và gạo tẻ chứa nhiều vitamin, khoáng chất
Các loại hạt, đậu non
Các loại hạt và đậu non thường chứa nhiều chất xơ, vitamin B và các khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như sắt, kẽm và magie.
Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, rất cần thiết đối với sự tăng trưởng, phát triển, chức năng miễn dịch và sức khoẻ tổng thể, rất tốt cho người bệnh kiết lỵ giúp dễ đi cầu, hạn chế đi phân lỏng.
Bổ sung đậu non cho người bị kiết lỵ
Bổ sung lợi khuẩn probiotic
Probiotics là chủng vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, duy trì sức khỏe, chống lại bệnh tật.
Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột kết, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị kiết lỵ.
Thực phẩm bổ sung probiotic
Bổ sung rau quả tươi luộc hoặc ép
Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn: nên luộc, hoặc ép thành nước cho dễ sử dụng. Các loại hoa quả như chuối, táo giàu kali, chứa pectin- chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm tiêu chảy khi bị kiết lỵ.
Cải bó xôi, rau chân vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột của bạn. Trong rau bina có chất nhầy đặc biệt trôi rất nhanh trong đường ruột góp phần “dọn đường” cho các thực phẩm đi sau nó.
Một củ cà rốt trung bình có tới 1,2g chất xơ không hòa tan cho cơ thể. Chất này rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa khi có khả năng làm mềm phân, nhờ đó hệ tiêu hóa được kích thích và đi tiêu dễ dàng hơn.
Nước ép táo tốt cho người bị kiết lỵ
Bổ sung nước oresol
Người bị kiết lỵ sẽ dễ bị mất nước, nếu tình trạng này kéo dài dài sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp đi ngoài nhiều, bị mất nước nên bổ sung nước oresol để bù nước, tránh kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Bổ sung oresol giúp bù nước cho người bị kiết lỵ
5 loại thực phẩm nên kiêng
- Các sản phẩm từ sữa, sữa bò (thay thế bằng sữa đậu nành, hạnh nhân,…).
- Thức ăn cay như ớt, tiêu.
- Đồ uống có cồn, cafein, thức uống có ga.
- Thực phẩm đầy hơi như khoai tây, đậu bắp,…
- Trái cây nhiều chất xơ như cam, quýt, bưởi,…
Người bị kiết lỵ không nên uống sữa bò
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Sốt cao kéo dài, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Cơ thể suy nhược, mệt lả.
- Nôn ói nhiều lần.
- Đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày.
- Phân có lẫn máu.
- Mất nước.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm phân: Soi phân, cấy phân.
- Soi trực tràng.
- Huyết thanh chẩn đoán.
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Nếu bạn có các dấu hiệu mắc bệnh kiết lỵ, hãy đến chuyên khoa Nội tiêu hoá hoặc Truyền nhiễm để được thăm khám và điều trị:
- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…
Gặp bác sĩ điều trị
Xem thêm:
- 4 cách trị tiêu chảy tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn cần biết
- Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết
- Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn kiến thức về đau bụng do kiết lỵ và các thực phẩm nên ăn. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Heathline, Cleveland Clinic, NHS, WebMD
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau bụng kiết lỵ nên ăn gì? 7 loại thực phẩm giúp nhanh hồi phục tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.