Bạn đang xem bài viết Đau bụng dưới ở phụ nữ: cảnh báo 19 nguyên nhân không thể xem thường tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau bụng dưới là tình trạng thường thấy ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác cần cảnh giác. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu ngay những nguyên nhân đau bụng dưới ở phụ nữ trong bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài liên quan đến các yếu tố về chế độ ăn uống, hormone hoặc căng thẳng. Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích bao gồm:
- Đau bụng.
- Đầy hơi.
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Có chất nhầy trong phân.
Hội chứng ruột kích thích có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới
Táo bón
Chế độ ăn thiếu chất xơ, ít rau củ và trái cây và uống ít nước có thể khiến bạn bị táo bón. Các triệu chứng táo bón bao gồm: đầy hơi, phân khô, cứng, đi đại tiện khó hoặc không đi đại tiện trong nhiều ngày. Ngoài ra, phân cứng và bị mắc kẹt ở đường ruột có thể làm tắc nghẽn và gây nên tình trạng đau bụng dưới.
Táo bón có thể gây đau bụng dưới
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một tình trạng cấp tính cần được cấp cứu và xử lý kịp thời để tránh trường hợp ruột thừa bị vỡ làm nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bạn đột ngột thấy đau quanh rốn, sau đó đau âm ỉ đến vùng bụng dưới phía bên phải, kèm theo đó là một số triệu chứng khác như: sốt nhẹ, buồn nôn và nôn, tiêu chảy hoặc táo bón,… thì đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bệnh viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa hay viêm túi thừa đại tràng là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều túi thừa trong ống tiêu hóa. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm túi thừa là đau vùng bụng dưới bên trái. Ngoài ra còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác bao gồm:
- Nôn và buồn nôn.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Táo bón.
- Chuột rút.
Viêm túi thừa có thể gây đau bụng dưới
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đường tiết niệu của bạn có thể bị nhiễm trùng do sự xâm nhập và tấn công của vi trùng dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như: tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu buốt và đau bụng vùng hạ vị.
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể gây viêm thận bể thận cấp tính rất nguy hiểm. Do vậy, chị em cần hết sức cẩn thận và chú ý.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới
Đau vùng chậu mạn tính
Tình trạng đau ở vùng giữa hông và dưới rốn, kéo dài ít nhất 6 tháng được gọi là đau vùng chậu mạn tính. Đây là căn bệnh phức tạp có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân (nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, bệnh cơ tuyến tử cung,…).
Triệu chứng phổ biến của đau vùng chậu mạn tính là những cơn đau nhói ở bụng dưới đến đột ngột và bất chợt biến mất. Đau có thể xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, khi đi tiểu, khi đứng lên ngồi xuống hoặc khi quan hệ tình dục.
Đau bụng dưới là biểu hiện của đau vùng chậu mạn tính
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là khi các tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ và phát triển ra bên ngoài buồng tử cung như: buồng trứng, dây chằng tử cung cùng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung, âm đạo,… Sự phát triển bất thường này có thể gây nên tình trạng đau bụng dưới, thậm chí dẫn đến vô sinh.
Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới
Viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng các bộ phận sinh sản ở nữ do vi khuẩn. Nó cũng có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu bao gồm:
- Đau vùng bụng dưới.
- Sốt.
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi.
- Đi tiểu đau.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Viêm vùng chậu có thể gây đau bụng dưới
Một số bệnh mạch máu
Ruột già hoặc ruột kết không được cung cấp máu đầy đủ sẽ dẫn đến việc mắc bệnh viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, gây nên tình trạng đau và chuột rút. Ngoài ra, các cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu ở vùng bụng dưới cũng có thể dẫn đến những cơn đau ngay tại vị trí này.
Một số bệnh về mạch máu có thể gây đau bụng dưới
Các vấn đề phụ khoa
Hệ thống các cơ quan sinh dục của bạn nằm hết trong khung chậu. Do đó, các vấn đề về bệnh phụ khoa như vỡ u nang buồng trứng, xoắn buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm lộ tuyến hoặc thai ngoài tử cung đều có thể gây nên tình trạng đau bụng dưới.
Các vấn đề phụ khoa có thể gây đau bụng dưới
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay các vùng thành bụng yếu trên nếp bẹn xuống dưới da hoặc vùng bìu. Nhiều trường hợp thoát vị bẹn không có triệu chứng hoặc triệu chứng xuất hiện không rõ ràng. Cảm giác có khó chịu và đau bụng dưới cũng có thể là một dấu hiệu của thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới
Khối u
Các khối u như u nang buồng trứng và u xơ tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng dưới của bạn. U nang buồng trứng khi u to dần lên sẽ gây đau vùng chậu. Trong khi u xơ tử cung có thể khiến bạn bị đau lưng, đau bụng vùng dưới rốn hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Đau bụng dưới có thể là biểu hiện của việc bị u nang buồng trứng
Viêm ruột kết
Viêm ruột kết còn được gọi là viêm loét đại tràng là chứng bệnh mạn tính rất phổ biến. Các triệu chứng của bệnh viêm ruột kết có thể kể đến như:
- Tiêu chảy thường xuyên.
- Phân lẫn máu hoặc mủ.
- Táo bón.
- Sốt.
- Mệt mỏi, sụt cân.
- Đau như chuột rút ở vùng bụng dưới bên trái.
Viêm ruột kết có thể gây đau bụng dưới
Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận hay viêm đài bể thận là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng thường diễn biến bắt đầu từ nhiễm trùng bàng quang. Khi bàng quang bị viêm do vi khuẩn hoặc nấm, những tác nhân gây hại này cũng có thể di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng thận.
Nó có thể khiến bạn bị đau lưng, đau dưới xương sườn, đau quanh bụng và quanh háng. Đau do nhiễm trùng thận thường ở mức độ rất nghiêm trọng.
Nhiễm trùng thận có thể gây đau bụng dưới
Bí tiểu cấp tính
Bí tiểu cấp tính là tình trạng bí tiểu diễn ra đột ngột khiến cho người bệnh muốn tiểu nhưng lại không thể đi tiểu được. Nó sẽ khiến bàng quang bị đầy dẫn đến căng, tức, chướng bụng và đau bụng dưới.
Bệnh nhân bị bí tiểu cấp tính cần đến bệnh viện để được đặt ống thông dẫn lưu nước tiểu, tránh các hậu quả như vỡ bàng quang, có thể gây nguy hiểm đến và tính mạng.
Bí tiểu cấp tính có thể gây đau bụng dưới
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới và nguyên nhân thường là do vi khuẩn. Các triệu chứng viêm bàng quang bao gồm:
- Tiểu thường xuyên.
- Nước tiểu đục và có mùi hôi.
- Đau rát sau khi tiểu.
- Sốt nhẹ.
- Đau lưng.
- Đau giống như chuột rút ở bụng dưới.
Viêm bàng quang gây đau bụng dưới
Sỏi thận
Sỏi thận là sự kết tủa của muối và các khoáng chất có trong nước tiểu. Sỏi thận cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, gây tiểu buốt và đau nhức vùng bụng dưới. Các dấu hiệu để bạn tự nhận biết bệnh sỏi thận bao gồm:
- Đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới.
- Xuất hiện cơn đau thắt ở eo khi cử động.
- Cảm giác khó chịu, buồn nôn.
- Nước tiểu chuyển màu hồng hoặc đỏ như máu.
Sỏi thận có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới
Đầy hơi trong đường tiêu hóa
Một số chất có trong thực phẩm có thể khiến bạn bị đầy hơi, chẳng hạn như:
- Chất xơ hòa tan trong các loại đậu.
- Chất xơ không hòa tan trong rau.
- Fructose trong hành tây hoặc chuối.
- Raffinose trong các loại rau họ cải.
- Tinh bột trong khoai tây.
- Lactose được tìm thấy trong các sản phẩm sữa.
Ngoài ợ hơi, đau bụng cũng là một triệu chứng bạn có thể gặp phải khi bị đầy hơi trong đường tiêu hóa.
Đầy hơi có thể gây đau bụng dưới
Chuột rút kinh nguyệt
Chuột rút trong kỳ kinh nguyệt xảy ra do sự co thắt tử cung. Chuột rút kinh nguyệt có thể khiến bạn bị đau thắt lưng và đau bụng dưới ở mức độ nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào từng trường hợp. Ngoài ra, tình trạng chuột rút bất thường này có thể dấu hiệu cho các bệnh như viêm vùng chậu, u xơ, lạc nội mạc tử cung.
Chuột rút kinh nguyệt có thể gây đau bụng dưới
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng dưới mà tình trạng đau của bạn có thể kéo dài hay chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và mức độ đau cũng khác nhau.
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu thấy cơn đau có dấu hiệu trở nên trầm trọng, mất kiểm soát hay kéo dài hơn bình thường, kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như:
- Sốt.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Nước tiểu đổi màu.
- Đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ.
- Dịch tiết âm đạo bất thường.
Chẩn đoán
Ngoài hỏi hỏi bệnh hay thăm khám chỗ đau, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như:
- Xét nghiệm công thức máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Siêu âm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Các bệnh viện đa khoa uy tín
Tùy thuộc vào triệu chứng đau bụng dưới và các biểu hiện kèm theo của bản thân, bạn có thể đến các chuyên khoa phụ sản, tiết niệu, tiêu hóa,… tại các bệnh viện trong khu vực để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh viện đa khoa uy tín sau đây:
- TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Bình dân,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Xem thêm:
- Nguyên nhân khiến bụng sôi ọc ọc và cách chữa trị hiệu quả
- 4 cách trị tiêu chảy tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn cần biết
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau bụng dưới ở nữ. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hay nhanh tay lưu lại ngay và chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết nhé!
Nguồn: Verywellhealth, Betterhealth, Healthywomen, Clevelandclinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau bụng dưới ở phụ nữ: cảnh báo 19 nguyên nhân không thể xem thường tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.