Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Tin học (Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng) năm 2024 – 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 – 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Đáp án tập huấn môn Tin học 12 – Khoa học máy tính Cánh diều
Câu 1: Khi nói về mục tiêu của sách giáo khoa Tin học 12 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là sai?
A. Đáp ứng yêu cầu của Chương trình môn Tin học 12 năm 2018.
B. Là tài liệu chính có tính pháp lí để thực hiện Chương trình môn Tin học lớp 12.
C. Là tài liệu chính giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi và vận dụng tri thức theo yêu cầu cần đạt trong Chương trình môn Tin học lớp 12.
D. Là tài liệu chính giúp giáo viên định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Câu 2: Khi nói về các cách tiếp cận của sách giáo khoa Tin học 12 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là sai?
A. Tiếp cận Năng lực.
B. Tiếp cận Hoạt động.
C. Tiếp cận Hệ thống.
D. Tiếp cận Hàn lâm.
Câu 3: Câu nào dưới đây nói đúng nhất về điều cần thực hiện khi dạy Tin học ở lớp 12?
A. Không yêu cầu học sinh thực hiện bài tập Vận dụng.
B. Khuyến khích học sinh khai thác sách giáo khoa, bồi dưỡng khả năng tự học.
C. Khuyến khích học sinh học cả hai cụm chuyên đề Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.
D. Học sinh chỉ làm các bài tập có dạng trắc nghiệm như dạng trắc nghiệm của bài thi tốt nghiệp.
Câu 4: Triển khai dạy học theo sách giáo khoa Tin học 12 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là đúng khi nói về hai định hướng Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính?
A. Hai định hướng có chung một quyển sách giáo khoa cho nội dung cốt lõi.
B. Hai định hướng có chung một quyển sách giáo khoa về chuyên đề học tập.
C. Sách giáo khoa cho nội dung cốt lõi có các chủ đề chung của hai định hướng và có thêm tất cả các chủ đề riêng của hai định hướng.
D. Mỗi định hướng có một quyển sách giáo khoa có nội dung cốt lõi và một quyển sách chuyên đề học tập cho riêng định hướng đó.
Câu 5: Điều nào dưới đây là sai khi nói về các bài học của chủ đề A (Giới thiệu trí tuệ nhân tạo) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giúp học sinh biết được các khả năng đặc trưng, cơ bản của AI.
B. Giúp học sinh hiểu được cách làm cho AI có những khả năng đặc trưng đó.
C. Giúp học sinh biết được một số ứng dụng phổ biến của AI trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học công nghệ và đời sống.
D. Giúp học sinh biết được một số lo ngại khi AI được phát triển và sử dụng ngày càng phổ biến và dễ dàng hơn.
Câu 6: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về các bài học của chủ đề B (Kết nối mạng) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều)?
A. Trình bày đầy đủ mô hình OSI 7 tầng.
B. Trình bày sâu vào định dạng gói tin trong giao thức TCP/IP.
C. Nhằm giúp học sinh mô tả sơ lược được vai trò và chức năng của giao thức mạng.
D. Giải thích chi tiết về cơ chế hoạt động, cách chuyển tiếp dữ liệu của Switch, Router, AP.
Câu 7: Điều nào dưới đây là sai khi nói về kế hoạch bài dạy cho các bài học của chủ đề BCS (Phác thảo thiết kế mạng) trong sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều)?
A. Cần giới thiệu về giao thức IP, địa chỉ IP, hệ thống tên miền.
B. Cần thực hành về nhận diện vật lí các thiết bị mạng như Switch, Router, Access Point và tìm hiểu một số thông số kĩ thuật chính.
C. Cần làm cho học sinh nhận biết biểu tượng các thiết bị mạng nói trên trong một sơ đồ mạng.
D. Cần làm cho học sinh có khả năng thiết kế hoàn chỉnh một mạng LAN đáp ứng yêu cầu thực tế cụ thể.
Câu 8: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về kế hoạch bài dạy cho chủ đề D (Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giúp cho học sinh nhận biết những ưu điểm và một số vấn đề tiềm ẩn của giao tiếpqua không gian mạng.
B. Nêu được một số quy tắc để khắc phục các vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng.
C. Làm rõ “tính nhân văn” là khía cạnh đạo đức trong giao tiếp qua không gian mạng.
D. Nêu được các quy tắc hành xử trên không gian mạng đảm bảo tính nhân văn.
Câu 9: Yêu cầu nào sau đây không phải là yêu cầu cần đạt của chủ đề F ở sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều)?
A. Sử dụng được HTML để trình bày trang web.
B. Sử dụng được một số thuộc tính cơ bản của CSS.
C. Tìm hiểu được một ngôn ngữ lập trình để tạo trang web động.
D. Sử dụng được CSS làm trang web đẹp, đa dạng và sinh động hơn.
Câu 10: Theo chủ đề F ở sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều), giáo viên cần giúp học sinh nhận biết mục tiêu nào sau đây của việc áp dụng external CSS?
A. Nhúng CSS trực tiếp vào trong tài liệu HTML.
B. Tạo ra một số lượng lớn các Class và Id để phân biệt các phần tử.
C. Giúp tối ưu hoá các hình ảnh và phương tiện truyền thông.
D. Tách riêng phần thiết kế của trang web ra khỏi nội dung HTML.
Câu 11: Điều nào sau đây là đúng về điểm cần lưu ý khi trình bày chủ đề F ở sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều)?
A. Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số khái niệm: phần tử, thẻ, thuộc tính, cấu trúc văn bản HTML, danh sách, bảng biểu, biểu mẫu.
B. Yêu cầu học sinh tìm hiểu đầy đủ các thuộc tính của mỗi phần tử.
C. Yêu cầu học sinh tìm hiểu các bộ chọn theo ngữ cảnh khi trình bày về CSS.
D. Yêu cầu học sinh tìm hiểu cơ chế hoạt động của biểu mẫu để tạo trang web động.
Câu 12: Điều nào dưới đây là sai khi nói về chủ đề FCS1 (Giới thiệu Học máy và Khoa học dữ liệu) trong sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giúp học sinh biết được sơ lược về Học máy nhờ tìm hiểu bước đầu về học có giám sát và áp dụng cho bài toán phân loại với minh hoạ bằng ứng dụng lọc thư rác.
B. Giúp học sinh biết được sơ lược về Khoa học dữ liệu qua các mục tiêu cụ thể và các giai đoạn của một dự án Khoa học dữ liệu.
C. Làm cho học sinh có năng lực thực hiện dự án Khoa học dữ liệu để trích rút thông tin và tri thức hữu ích từ dữ liệu đã có.
D. Bằng ví dụ minh hoạ, mang lại cho học sinh trải nghiệm về trích rút thông tin và tri thức hữu ích từ dữ liệu đã có.
Câu 13: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về các kế hoạch bài dạy cho chủ đề G (Giới thiệu nhóm nghề dịch vụ và quản trị, một số nghề ứng dụng tin học và một số ngành thuộc lĩnh vực tin học) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Khoa học máy tính (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giải thích các thuật ngữ “ngành”, “nghề”, “ngành đào tạo” theo các văn bản chính thức của nhà nước.
B. Làm rõ những công việc chính và yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần có của các nghề công nghệ thông tin theo “Tài liệu những điều cần biết về nghề Công nghệ thông tin” của Bộ Thông tin và Truyền thông.
C. Cho học sinh thực hiện một dự án nhỏ để tìm hiểu thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp về lĩnh vực đào tạo “Máy tính và Công nghệ thông tin” ở nước ta.
D. Cho các nhóm học sinh tự đọc sách giáo khoa và tóm tắt hệ thống lại các nghề, nhóm nghề theo những công việc chính và yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần có.
Câu 14: Điều nào dưới đây là sai khi nói về cụm chuyên đề ICT trong sách chuyên đề học tập Tin học ứng dụng lớp 12 (bộ sách Cánh Diều)?
A. Có chuyên đề Tìm hiểu một vài kiểu dữ liệu tuyến tính.
B. Có chuyên đề Bảo vệ dữ liệu, cài đặt và gỡ bỏ phần mềm.
C. Có chuyên đề Thực hành sử dụng phần mềm quản lí dự án.
D. Có chuyên đề Phân tích dữ liệu trên phần mềm bảng tính điện tử.
Câu 15: Điều nào dưới đây là sai khi nói về cụm chuyên đề CS trong sách chuyên đề học tập Khoa học máy tính lớp 12 (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giới thiệu cho học sinh các kiểu dữ liệu ngăn xếp, hàng đợi và nêu ví dụ minh họa về các ứng dụng.
B. Giúp học sinh mô phỏng được các phép toán Duyệt trước, Duyệt giữa và Duyệt sau Cây nhị phân qua ví dụ biểu diễn trực quan.
C. Giúp học sinh biểu diễn được đồ thị bằng ma trận kề và danh sách đỉnh kề qua ví dụ biểu diễn trực quan.
D. Làm cho học sinh có đủ kiến thức và kĩ năng lập trình để tham gia các kì thi học sinh giỏi môn Tin học.
Đáp án tập huấn môn Tin học 12 – Tin học ứng dụng Cánh diều
Câu 1: Khi nói về mục tiêu của sách giáo khoa Tin học 12 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là sai?
A. Đáp ứng yêu cầu của Chương trình môn Tin học 12 năm 2018.
B. Là tài liệu chính có tính pháp lí để thực hiện Chương trình môn Tin học lớp 12.
C. Là tài liệu chính giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi và vận dụng tri thức theo yêu cầu cần đạt trong Chương trình môn Tin học lớp 12.
D. Là tài liệu chính giúp giáo viên định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Câu 2: Khi nói về các cách tiếp cận của sách giáo khoa Tin học 12 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là sai ?
A. Tiếp cận Năng lực.
B. Tiếp cận Hoạt động.
C. Tiếp cận Hệ thống.
D. Tiếp cận Hàn lâm.
Câu 3: Câu nào dưới đây nói đúng nhất về điều cần thực hiện khi dạy Tin học ở lớp 12?
A. Không yêu cầu học sinh thực hiện bài tập Vận dụng.
B. Khuyến khích học sinh khai thác SGK, bồi dưỡng khả năng tự học.
C. Khuyến khích học sinh học cả hai cụm chuyên đề Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.
D. Học sinh chỉ làm các bài tập có dạng trắc nghiệm như dạng trắc nghiệm của bài thi tốt nghiệp.
Câu 4: Triển khai dạy học theo sách giáo khoa Tin học 12 (bộ sách Cánh Diều), câu nào dưới đây là đúng khi nói về hai định hướng Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính?
A. Hai định hướng có chung một quyển sách giáo khoa cho nội dung cốt lõi.
B. Hai định hướng có chung một quyển sách giáo khoa về chuyên đề học tập.
C. Sách giáo khoa cho nội dung cốt lõi có các chủ đề chung của hai định hướng và có thêm tất cả các chủ đề riêng của hai định hướng.
D. Mỗi định hướng có một quyển sách giáo khoa có nội dung cốt lõi và một quyển sách chuyên đề học tập cho riêng định hướng đó.
Câu 5: Điều nào dưới đây là sai khi nói về các bài học của chủ đề A (Giới thiệu trí tuệ nhân tạo) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giúp học sinh biết được các khả năng đặc trưng, cơ bản của AI.
B. Giúp học sinh hiểu được cách làm cho AI có những khả năng đặc trưng đó.
C. Giúp học sinh biết được một số ứng dụng phổ biến của AI trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học công nghệ và đời sống.
D. Giúp học sinh biết được một số lo ngại khi AI được phát triển và sử dụng ngày càng phổ biến và dễ dàng hơn.
Câu 6: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về các bài học của chủ đề AICT (Thực hành kết nối thiết bị số) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều)?
A. Không thực hành kết nối không dây.
B. Không kế thừa kiến thức kĩ năng các lớp dưới.
C. Trong bài thực hành theo nhóm, chỉ yêu cầu mỗi nhóm thực hiện 3 trong 4 nhiệm vụ nêu ở sách giáo khoa.
D. Trong thực hành, chỉ yêu cầu học sinh thực hiện kết nối giữa hai thiết bị, không yêu cầu học sinh thực hiện trao đổi dữ liệu giữa hai thiết bị.
Câu 7: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về các bài học của chủ đề B (Kết nối mạng) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều)?
A. Trình bày đầy đủ mô hình OSI 7 tầng.
B. Trình bày sâu vào định dạng gói tin trong giao thức TCP/IP.
C. Nhằm giúp học sinh mô tả sơ lược được vai trò và chức năng của giao thức mạng.
D. Giải thích chi tiết về cơ chế hoạt động, cách chuyển tiếp dữ liệu của Switch, Router, AP.
Câu 8: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về kế hoạch bài dạy cho chủ đề D (Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giúp cho học sinh nhận biết những ưu điểm và một số vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng.
B. Nêu được một số quy tắc để khắc phục các vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng.
C. Làm rõ “tính nhân văn” là khía cạnh đạo đức trong giao tiếp qua không gian mạng.
D. Nêu được các quy tắc hành xử trên không gian mạng đảm bảo tính nhân văn.
Câu 9: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về các bài học của chủ đề EICT ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều)?
A. Nội dung là lí thuyết tạo trang web.
B. Yêu cầu thực hành tạo ra các trang web động.
C. Bắt buộc sử dụng phần mềm online để thực hành.
D. Nhiệm vụ của các bài thực hành kế thừa nhau và xuyên suốt chủ đề.
Câu 10: Yêu cầu nào sau đây không phải là yêu cầu cần đạt của chủ đề F ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều)?
A. Sử dụng được HTML để trình bày trang web.
B. Sử dụng được một số thuộc tính cơ bản của CSS.
C. Tìm hiểu được một ngôn ngữ lập trình để tạo trang web động.
D. Sử dụng được CSS làm trang web đẹp, đa dạng và sinh động hơn.
Câu 11: Theo chủ đề F ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều), giáo viên cần giúp học sinh nhận biết mục tiêu nào sau đây của việc áp dụng external CSS?
A. Nhúng CSS trực tiếp vào trong tài liệu HTML.
B. Tạo ra một số lượng lớn các Class và Id để phân biệt các phần tử.
C. Giúp tối ưu hoá các hình ảnh và phương tiện truyền thông.
D. Tách riêng phần thiết kế của trang web ra khỏi nội dung HTML.
Câu 12: Điều nào sau đây là đúng về điểm cần lưu ý khi trình bày chủ đề F ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều)?
A. Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số khái niệm: phần tử, thẻ, thuộc tính, cấu trúc văn bản HTML, danh sách, bảng biểu, biểu mẫu.
B. Yêu cầu học sinh tìm hiểu đầy đủ các thuộc tính của mỗi phần tử.
C. Yêu cầu học sinh tìm hiểu các bộ chọn theo ngữ cảnh khi trình bày về CSS.
D. Yêu cầu học sinh tìm hiểu cơ chế hoạt động của biểu mẫu để tạo trang web động.
Câu 13: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về các kế hoạch bài dạy cho chủ đề G (Giới thiệu nhóm nghề dịch vụ và quản trị, một số nghề ứng dụng tin học và một số ngành thuộc lĩnh vực tin học) ở sách giáo khoa Tin học 12 – Tin học ứng dụng (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giải thích các thuật ngữ “ngành”, “nghề”, “ngành đào tạo” theo các văn bản chính thức của nhà nước.
B. Làm rõ những công việc chính và yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần có của các nghề công nghệ thông tin theo “Tài liệu những điều cần biết về nghề Công nghệ thông tin” của Bộ Thông tin và Truyền thông.
C. Cho học sinh thực hiện một dự án nhỏ để tìm hiểu thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp về lĩnh vực đào tạo “Máy tính và Công nghệ thông tin” ở nước ta.
D. Cho các nhóm học sinh tự đọc SGK và tóm tắt hệ thống lại các nghề, nhóm nghề theo những công việc chính và yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần có.
Câu 14: Điều nào dưới đây là sai khi nói về cụm chuyên đề ICT trong sách chuyên đề học tập Tin học ứng dụng lớp 12 (bộ sách Cánh Diều)?
A. Có chuyên đề Tìm hiểu một vài kiểu dữ liệu tuyến tính.
B. Có chuyên đề Bảo vệ dữ liệu, cài đặt và gỡ bỏ phần mềm.
C. Có chuyên đề Thực hành sử dụng phần mềm quản lí dự án.
D. Có chuyên đề Phân tích dữ liệu trên phần mềm bảng tính điện tử.
Câu 15: Điều nào dưới đây là sai khi nói về cụm chuyên đề CS trong sách chuyên đề học tập Khoa học máy tính lớp 12 (bộ sách Cánh Diều)?
A. Giới thiệu cho học sinh các kiểu dữ liệu ngăn xếp, hàng đợi và nêu ví dụ minh họa về các ứng dụng.
B. Giúp học sinh mô phỏng được các phép toán Duyệt trước, Duyệt giữa và Duyệt sau Cây nhị phân qua ví dụ biểu diễn trực quan.
C. Giúp HS biểu diễn được đồ thị bằng ma trận kề và danh sách đỉnh kề qua ví dụ biểu diễn trực quan.
D. Làm cho học sinh có đủ kiến thức và kĩ năng lập trình để tham gia các kì thi học sinh giỏi môn Tin học.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.