Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 8 môn Lịch sử – Địa lý năm 2023 – 2024.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân 8 sách Cánh diều để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 – 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Đáp án tập huấn SGK Lịch sử 8 Cánh diều
Câu 1: Theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cấp THCS, Lịch sử là một:
A. phân môn độc lập.
B. phần của môn học hỗn hợp.
C. môn học lựa chọn.
D. hoạt động giáo dục bắt buộc.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của dạy học lịch sử ở trường phổ thông?
A. Bồi dưỡng các năng lực và phẩm chất cho học sinh.
B. Chỉ trang bị kiến thức lịch sử dân tộc cho học sinh.
C. Hình thành và phát triển năng lực đặc thù cho học sinh.
D. Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, trọng tâm là lịch sử.
Câu 3: Theo Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh Diều), số chương và bài học được của phần Lịch sử được thiết kế gồm:
A. 12 chương, 12 bài.
B. 10 chương, 20 bài.
C. 5 chương, 12 bài.
D. 7 chương, 17 bài.
Câu 4: Cấu trúc biên soạn của mỗi bài học trong Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh Diều) có ưu điểm nổi bật nào sau đây?
A. Không có hệ thống câu hỏi cuối mục và câu hỏi, luyện tập cuối bài học.
B. Các kênh hình lịch sử không đặt đúng vị trí xen kẽ với đơn vị kiến thức.
C. Biên soạn theo định hướng Công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
D. Chỉ tập trung vào hệ thống kênh hình lịch sử qua các sơ đồ hóa kiến thức.
Câu 5: Nội dung nào sau đây nhận xét đúng về Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 (bộ sách Cánh Diều)?
A. Không có mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức.
B. Chưa tích hợp kiến thức lịch sử thế giới và dân tộc.
C. Hệ thống kênh hình không có chú thích rõ ràng.
D. Bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức.
Câu 6:
A. Hình thành kiến thức mới.
B. Mở đầu và luyện tập.
C. Góc khám phá và Tư liệu.
D. Góc mở rộng và Mở đầu.
Câu 7:
A. Tư liệu.
B. Góc khám phá.
C. Em có biết.
D. Luyện tập.
Câu 8:
A. Mở đầu.
B. Góc khám phá.
C. Em có biết
D. Góc mở rộng.
Câu 9:
A. Luyện tập.
B. Góc khám phá.
C. Em có biết.
D. Mở đầu.
Câu 10: Yếu tố nào sau đây quyết định việc dạy học lịch sử phát triển năng lực học sinh?
A. Sự chuẩn bị của giáo viên.
B. Sách giáo khoa.
C. Công nghệ thông tin.
D. Các loại sách bổ trợ.
Câu 11: Trong việc chuẩn bị và xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên cần căn cứ vào yếu tố cơ bản nào sau đây?
A. Giáo trình đại học và sách chuyên khảo.
B. Chỉ cần theo định hướng Công văn 5512.
C. Mục tiêu chương trình, sách giáo khoa.
D. Chỉ cần theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
Câu 12: Cho ba nhận định sau:
Nhận định 1 – “Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản cho giáo viên và học sinh sử dụng trong dạy – học ở trường phổ thông. Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch bài dạy, định hướng cho việc tổ chức các hoạt động học tập (bám sát Phụ lục IV của Công văn 5512/ GD – ĐT ban hành 12/2020); Học sinh sử dụng sách giáo khoa để học tập, nhằm đáp ứng được mục tiêu – yêu cầu cần đạt có trong Chương trình giáo dục phổ thông các cấp học, môn học theo quy định” .
Nhận định 2 – “Sách giáo khoa là kịch bản lên lớp của giáo viên, đồng thời là tài liệu học tập bắt buộc của học sinh. Ở trường phổ thông, giáo viên và học sinh chỉ được sử dụng duy nhất một bộ sách giáo khoa, do hiệu trưởng lựa chọn để thực hiện mục tiêu giáo dục theo quan điểm dạy học phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo” .
Nhận định 3 – “Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản cho giáo viên, đồng thời là tài liệu học tập bắt buộc của học sinh để sử dụng trong học tập ở trường phổ thông. Việc lựa chọn sách giáo khoa là do giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh cùng bàn bạc, thống nhất. Giáo viên chỉ được sử dụng một loại sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch bài dạy” .
Nhận định nào ở trên là chính xác?
A. Nhận định 1 và 3.
B. Nhận định 1.
C. Nhận định 2.
D. Nhận định 3.
Câu 13: Trong kiểm tra, đánh giá lịch sử ở trường THCS, giáo viên có thể lựa chọn hình thức nào sau đây để phát triển toàn diện học sinh?
A. Chỉ cần áp dụng kiểm tra tự luận.
B. Chỉ áp dụng kiểm tra trắc nghiệm.
C. Kết hợp trắc nghiệm với tự luận.
D. Kiểm tra theo hình thức vấn đáp.
Câu 14: Trong chương trình tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử (bộ sách Cánh Diều), giáo viên được theo dõi tiết dạy minh họa nào sau đây?
A. Bài 4. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
B. Bài 1. Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
C. Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản (tiết 1).
D. Bài 7. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII (tiết 1).
Câu 15: Nội dung nào sau đây là điểm mới và sáng tạo của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí – phần Lịch sử (bộ sách Cánh Diều)?
A. Có tên chương, bài theo mạch kiến thức quy định.
B. Có hệ thống sơ đồ hóa kiến thức đa dạng và dễ hiểu.
C. Kết hợp trình bày lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc.
D. Trình bày kênh chữ và kênh hình theo từng bài học.
Đáp án tập huấn SGK Địa lí 8 Cánh diều
Câu 1: Các phẩm chất chủ yếu cần hình thành ở học sinh khi học Địa lí được xác định trong Chương trình tổng thể (ban hành năm 2018) là:
A. yêu nước, chăm chỉ, trung thực, đoàn kết, trách nhiệm.
B. yêu nước, nhân ái, trung thực, sáng tạo, tự tin.
C. yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
D. yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, khiêm tốn.
Câu 2: Năng lực địa lí được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (ban hành năm 2018) bao gồm:
A. Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập ở thực địa, khai thác internet phục vụ môn học.
B. Năng lực vận dụng dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.
C. Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội).
D. Năng lực nhận thức khoa học địa lí, năng lực tìm hiểu địa lí và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Câu 3: Năng lực tìm hiểu địa lí được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (ban hành năm 2018) bao gồm các biểu hiện cụ thể là:
A. Sử dụng các công cụ của địa lí học; Tổ chức học tập ở thực địa; Khai thác internet phục vụ môn học.
B. Tổ chức học tập ở thực địa; Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế; Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.
C. Sử dụng các công cụ của địa lí học; Khai thác internet phục vụ môn học; Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.
D. Khai thác internet phục vụ môn học; Tổ chức học tập ở thực địa; Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.
Câu 4: Nội dung phần Địa lí thuộc sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều bao gồm:
A. 5 chương, 18 bài.
B. 5 chương, 12 bài.
C. 4 chương, 12 bài.
D. 4 chương, 18 bài.
Câu 5: Cấu trúc mỗi bài học ở phần Địa lí thuộc sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều bao gồm các phần chính là:
A. Tên bài, yêu cầu cần đạt, mở đầu, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng.
B. Tên bài, mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và thực hành.
C. Mở đầu, yêu cầu cần đạt, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và thực hành.
D. Tên bài, yêu cầu cần đạt, mở đầu, kiến thức mới và thực hành.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là điểm mới của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều?
A. Đảm bảo tính kế thừa và hiện đại.
B. Tập trung vào việc tiếp cận nội dung bài học.
C. Chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
D. Góp phần giúp giáo viên và học sinh đổi mới quá trình dạy và học.
Câu 7: Mạch nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí?
A. Khí hậu và thuỷ văn Việt Nam.
B. Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam.
C. Địa lí dân cư Việt Nam.
D. Biển đảo Việt Nam.
Câu 8: Hai chủ đề chung thuộc môn Lịch sử và Địa lí 8 là:
A. Các cuộc phát kiến địa lí; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
B. Đô thị: Lịch sử và hiện tại; Các cuộc phát kiến địa lí.
C. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Đô thị: Lịch sử và hiện tại.
D. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Câu 9: Logo nào dưới đây thể hiện hoạt động Kiến thức mới trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều?
A.
B.
C.
D.
Câu 10: Hoạt động Vận dụng ở các bài học của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều được đưa ra với mục đích nào dưới đây?
A. Bắt buộc học sinh thực hiện.
B. Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức của bài học.
C. Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ Năng vào học tập và cuộc sống.
D. Phát triển chuyên môn của giáo viên.
Câu 11: Có tất cả bao nhiêu bước để giáo viên xây dựng đề kiểm tra?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 12: Để tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8, giáo viên cần phải xác định rõ:
A. các yêu cầu đạt về phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và các năng lực đặc thù địa lí trong mỗi bài học.
B. các mục tiêu của bài học, các hoạt động và nhiệm vụ dạy học cần phải tổ chức cho học sinh trong mỗi bài học.
C. nội dung kiến thức, kĩ năng và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn học tập và đời sống.
D. các yêu cần cần đạt về năng lực nhận thức địa lí, tìm hiểu địa lí và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Câu 13: Giáo viên đánh giá kết quả giáo dục của học sinh cần phải căn cứ vào:
A. yêu cầu cần đạt của bài học.
B. khối lượng kiến thức (nội dung lí thuyết) học sinh đã tiếp thu được.
C. yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù địa lí.
D. các kĩ năng học sinh thực hiện được như làm việc với bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu,…
Câu 14: Đối với môn Lịch sử và Địa lí 8 có tổng số tiết là 105 tiết/năm học, số điểm đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì là:
A. 4 điểm (bao gồm cả phần Lịch sử).
B. 6 điểm (bao gồm cả phần Lịch sử).
C. 2 điểm (bao gồm cả phần Lịch sử).
D. 8 điểm (bao gồm cả phần Lịch sử).
Câu 15: Đánh giá định kì môn Lịch sử và Địa lí 8 gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua các hình thức là:
A. bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), hỏi đáp, thuyết trình.
B. bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
C. hỏi đáp, thuyết trình, bài thực hành.
D. thí nghiệm, bài thực hành, dự án học tập.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.