Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 8 môn HĐTN, HN năm 2023 – 2024.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn sách Chân trời sáng tạo để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 – 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được hiểu là:
A. Môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, được thực hiện xuyên suốt từ cấp TH đến cấp THPT với thời lượng là 105 tiết/ năm học.
B. Hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, được thực hiện qua 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và được thực hiện xuyên suốt từ cấp TH đến cấp THPT với thời lượng là 105 tiết/ năm học.
C. Vừa là môn học, vừa là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, được thực hiện qua 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và được thực hiện xuyên suốt từ cấp TH đến cấp THPT với thời lượng là 105 tiết/ năm học.
D. Cả A, B và C.
Câu 2. Cấu trúc SGK và cấu trúc các chủ đề trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào sau đây?
A. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 thể hiện 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề/ 105 tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp quy định trong chương trình. Các chủ đề được thiết kế theo mô hình lí thuyết học qua trải nghiệm, vận dụng vào hoạt động giáo dục và được thực hiện theo hướng đồng tâm, mở rộng từ lớp 6 đến lớp 9.
B. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 thể hiện 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Ba loại hình hoạt động này gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng đến việc thực hiện mục tiêu của chủ đề. Tên các chủ đề trong sách giáo khoa lớp 8 khác tên các chủ đề ở lớp 6 và lớp 7.
C. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 và các chủ đề trong sách có cấu trúc giống như SGK các môn học khác.
D. Cả A, B và C.
Câu 3. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 có những nội dung cơ bản nào?
A. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 bao gồm các nội dung cơ bản thuộc 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên và Hướng nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện được các yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8. Nội dung các chủ đề của SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 nối tiếp với nội dung các chủ đề ở lớp 6, lớp 7 theo hướng đồng tâm và phát triển.
B. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 bao gồm các nội dung cơ bản thuộc 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên và Hướng nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện được các yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8. Tuy nhiên, các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 khác hoàn toàn so với các chủ đề của SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, 7.
C. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 bao gồm các nội dung cơ bản thuộc 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên và Hướng nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện được các yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8. Tuy nhiên, nội dung các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 được cấu trúc khác và phức tạp hơn rất nhiều so với SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, 7.
D. B và C.
Câu 4. Làm thế nào để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 vừa đáp ứng được mục tiêu, vừa hấp dẫn và hiệu quả?
A. Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động để HS được trải nghiệm nhiều nhất qua học, thực hành và tích cực tham gia vào các hoạt động.
B. Xác định cụ thể những nội dung trong chủ đề mà HS đã được tham gia trải nghiệm ở lớp 6, 7, nội dung các môn học có liên quan đến nội dung chủ đề và trải nghiệm thực tế của HS để khai thác hiểu biết, kinh nghiệm của các em khi tổ chức thực hiện hoạt động Khám phá – kết nối.
C. Tạo cơ hội cho HS được học qua trải nghiệm, được thể hiện các hiểu biết, kinh nghiệm đã có được qua tham gia hoạt động trải nghiệm ở lớp 6, 7, qua trải nghiệm thực tế và qua các môn học, đồng thời tăng cường tổ chức hoạt động thực hành, vận dụng phù hợp với khả năng nhận thức của HS và điều kiện thực tế.
D. Cả A, B và C.
Câu 5. Khi lập kế hoạch bài dạy, GV có nhất thiết phải thể hiện đúng và đầy đủ các nội dung, phương pháp, hình thức hướng dẫn trong SGK, SGV vào kế hoạch bài dạy không?
A. Có, GV nhất thiết phải thể hiện đầy đủ và đúng các nội dung, phương pháp, hình thức hướng dẫn trong SGK, SGV vào kế hoạch bài dạy.
B. GV có thể linh hoạt điều chỉnh các nội dung, phương pháp, hình thức hướng dẫn trong SGK, SGV sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS, với thực tiễn và điều kiện tổ chức hoạt động của nhà trường.
C. GV chỉ được điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức, còn nội dung thì phải thực hiện đúng như SGK và SGV, không được thay đổi.
D. A và C.
Câu 6. Kế hoạch bài dạy của tiết Sinh hoạt lớp trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 có phải thể hiện đầy đủ 4 bước: Khởi động, Khám phá – kết nối, Thực hành/ Luyện tập, Vận dụng không?
A. Không, vì tiết Sinh hoạt lớp đóng vai trò phản hồi, chia sẻ kết quả của 2 loại hình hoạt động Sinh hoạt dưới cờ và Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tuần. Khi lập kế hoạch bài dạy cho phần Sinh hoạt theo chủ đề của tiết Sinh hoạt lớp, GV cần tập trung thiết kế hoạt động để HS phản hồi, chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động tiếp nối của tiết Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động vận dụng của tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
B. Kế hoạch bài dạy của tiết Sinh hoạt lớp phải thiết kế và thể hiện đầy đủ 4 bước giống như thiết kế kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
Câu 7. Điều quan trọng nhất mà mỗi GV cần đảm bảo thực hiện được khi triển khai kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 ở trên lớp là gì?
A. Thực hiện đúng những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện được hướng dẫn trong SGK, SGV và đã thiết kế trong kế hoạch bài dạy.
B. Tạo điều kiện cho mọi HS được tham quan, trải nghiệm thực tế khi tổ chức thực hiện các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
C. GV có thể lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động một cách linh hoạt, thậm chí thay thế nội dung nhưng phải đảm bảo cho tất cả HS được học qua trải nghiệm, được thực hành vận dụng ở trong và ngoài lớp học nhằm đạt được các mục tiêu về kiến thức, năng lực, phẩm chất đã xác định trong mục tiêu của chủ đề.
D. Tổ chức nhiều trò chơi để giờ hoạt động trải nghiệm luôn sinh động, thu hút được sự tham gia của HS.
Câu 8. Việc đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 được thực hiện như thế nào?
A. Đánh giá bằng nhận xét. Kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì theo 2 mức: Đạt/ Chưa đạt. Đánh giá định kì bằng bài kiểm tra viết (1 tiết) hoặc làm sản phẩm thực hành hay thực hiện dự án.
B. Một học kì mỗi HS có 4 bài kiểm tra, đánh giá, bao gồm: chọn 2 lần đánh giá thường xuyên, 1 bài đánh giá giữa học kì và 1 bài đánh giá cuối học kì.
C. Đánh giá thường xuyên được tiến hành khi kết thúc mỗi chủ đề và dựa vào các tiêu chí đánh giá của chủ đề để tổ chức đánh giá theo 3 bước: Tự đánh giá – đánh giá đồng đẳng – đánh giá của GV.
D. Cả A, B và C.
Câu 9. Nên thiết kế đề kiểm tra, đánh giá định kì Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực?
A. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá như kiểm tra viết (trắc nghiệm và tự luận), làm sản phẩm thực hành, thực hiện dự án học tập.
B. Thiết kế các câu hỏi, nhiệm vụ tạo cơ hội cho HS thể hiện những trải nghiệm thực tế, những việc các em đã làm và kết quả đạt được khi vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm mới vào hoạt động thực hành, hoạt động vận dụng.
C. Thiết kế các nhiệm vụ tạo cơ hội cho HS thể hiện năng lực vận dụng tri thức, kinh nghiệm mới để giải quyết vấn đề phù hợp với khả năng của HS và điều kiện thực tế.
D. Cả A, B và C.
Câu 10. Trong Video tiết dạy minh hoạ Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8, GV đã sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nào?
A. Phương pháp trò chơi và phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.
B. Phương pháp trực quan bằng phim ảnh, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp sắm vai.
C. Hình thức học qua trải nghiệm ở trên lớp và trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
D. Cả A, B, C.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.