Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn GDKT & PL năm 2024 – 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tin học, Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Sinh học, Vật lí, Âm nhạc để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 mới năm 2024 – 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Đáp án tập huấn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 12, bộ sách CTST gồm có:
A. 9 chủ đề và 19 bài học.
B. 9 chủ đề và 20 bài học.
C. 9 chủ đề và 21 bài học.
D. 9 chủ đề và 16 bài học.
Câu 2. Các bài học trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 12, bộ sách CTST thuộc các mạch nội dung:
A. Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật.
B. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức.
C. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục kinh tế.
D. Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật.
Câu 3. Các hoạt động học tập chính trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 12, bộ sách CTST gồm có:
A. Khám phá, Kết nối, Thực hành, Vận dụng.
B. Mở đầu, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
C. Mở đầu, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.
D. Mở đầu – Tạo cảm xúc, Tìm hiểu tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
Câu 4. Sự khác biệt lớn nhất của dạng bài giáo dục kinh tế và dạng bài giáo dục pháp luật nằm ở những giai đoạn nào?
A. Mở đầu và Khám phá.
B. Luyện tập và Vận dụng.
C. Khám phá và Vận dụng.
D. Mở đầu và Vận dụng.
Câu 5. Nội dung đóng khung (chốt ghi nhớ) sau hoạt động Khám phá nhằm mục đích:
A. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi.
B. Giúp học sinh ghi nhớ thao tác, kĩ năng trong bài học.
C. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi và thao tác, kĩ năng trong bài học.
D. Giúp học sinh thuộc bài để làm bài kiểm tra.
Câu 6. Khi phân tích bài dạy minh hoạ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật – lớp 12, cần làm rõ các vấn đề:
A. Xác định được các hoạt động trong tiết học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên.
B. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên và cách đánh giá của giáo viên.
C. Xác định được các hoạt động trong tiết học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức, đánh giá của giáo viên về sự tham gia của học sinh vào hoạt động.
D. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên và sự tham gia của học sinh.
Câu 7: Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của giáo viên môn Giáo dục kinh tế và pháp luật – lớp 12, cần làm rõ các vấn đề:
A. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài.
B. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
C. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng cũng như cách giáo viên hỗ trợ học sinh.
D. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài; các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Câu 8: Khi hướng dẫn học sinh quan sát tranh hoặc phân tích trường hợp, tình huống, giáo viên môn Giáo dục kinh tế và pháp luật – lớp 12 cần lưu ý:
A. Hướng dẫn học sinh phân tích lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.
B. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc, phân tích lời nói, việc làm kết hợp với thái độ của các nhân vật trong tranh.
C. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc và lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Để dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
A. Phân bổ thời gian của các hoạt động trong bài và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; giao nhiệm vụ cho học sinh ngắn gọn, rõ ràng.
B. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài trong sách.
C. Phân bổ thời gian của các hoạt động; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lí.
D. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài, đồng thời phân bổ thời gian của các hoạt động trong từng bài học; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lí.
Câu 10: Các lực lượng tham gia đánh giá kết quả giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật gồm:
A. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, phụ huynh học sinh.
B. Giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, phụ huynh học sinh.
C. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, Ban Giám hiệu, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội có liên quan.
D. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, Ban Giám hiệu
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.