Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Công nghệ năm 2024 – 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Hóa học để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 mới năm 2024 – 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Đáp án tập huấn môn Công nghệ 12 – Lâm nghiệp, thủy sản
Câu 1. Những quan điểm chủ đạo trong biên soạn SGK và sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản là gì?
(1) Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
(2) Bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt trong chương trình GDPT 2018.
(3) Kết nối thực tiễn.
(4) Chú trọng thực hành.
(5) Khoa học và hàm lâm.
(6) Dễ dạy, dễ học.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (2), (4) và (5).
C. (1), (2), (3) và (6).
D. (1), (2), (5) và (6).
Đáp án: C
Câu 2. Nội dung trong SGK và sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản được lựa chọn theo các tiêu chí nào sau đây?
(1) Bám sát YCCĐ của chương trình.
(2) Chuẩn mực, thiết thực, hấp dẫn và cập nhật.
(3) Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
(4) Chú trọng hình thành và phát triển kiến thức và kĩ năng cho HS.
(5) Tích hợp giáo dục STEM, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục biến đổi khí hậu,…
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (2), (3) và (5).
C. (1), (3), (4) và (5).
D. (1), (2), (4) và (5).
Đáp án: B
Câu 3. Trong quá trình dạy học, GV sử dụng phần dẫn nhập trong SGK và sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản vào mục đích chính nào sau đây?
A. Tổ chức hoạt động khởi động cho bài học.
B. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho HS.
C. Luyện tập, củng cố kiến thức cho HS.
D. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Đáp án: A
Câu 4. Hộp chức năng “Khám phá” trong SGK và sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản được sử dụng trong dạy học nhằm mục đích chính nào sau đây?
A. Giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới.
B. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho HS.
C. Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
D. Khắc sâu và mở rộng kiến thức cho HS so với mục tiêu của bài học.
Đáp án: A
Câu 5. Dạy học hộp chức năng “Luyện tập, thực hành” trong SGK và sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây?
A. Giúp HS nâng cao và mở rộng kiến thức so với mục tiêu của bài học.
B. Giúp GV đánh giá chính xác hơn trình độ, năng lực của HS.
C. Giúp HS khắc sâu kiến thức, hình thành và phát triển các kĩ năng liên quan đến nội dung bài học.
D. Giúp HS hệ thống hóa kiến thức và vận chúng vào thực tiễn.
Đáp án: C
Câu 6. Dạy học hộp chức năng “Vận dụng” trong SGK Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây?
A. Chuẩn bị tâm thế cho HS vào bài học kế tiếp.
B. Giúp HS phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.
C. Giúp cho giờ học được sôi nổi, hấp dẫn hơn.
D. Kết nối bài học với thực tiễn
Đáp án: D
Câu 7. Trong quá trình dạy học, GV sử dụng hộp chức năng “Kết nối năng lực” trong SGK Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thuỷ sản vào mục đích chính nào sau đây?
A. Để hình thành và phát triển năng lực chung cốt lõi HS.
B. Để hình thành và phát triển năng lực chung cốt lõi và năng lực công nghệ cho HS.
C. Để hình thành và phát triển năng lực công nghệ đặc thù cho HS.
D. Để kết nối cho HS các năng lực đặc thù của các môn học liên quan.
Đáp án: B
Câu 8. Khi xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 12, GV cần chú ý đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
(1) Xác định rõ vị trí của tiết dạy (liên quan như thế nào với các bài học trước và các bài học sau); xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
(2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, hứng thú học tập của HS.
(3) Lựa chọn thiết bị, đồ dùng dạy học,… và có phương án sử dụng phù hợp, hiệu quả.
(4) Tất cả các tiết dạy học đều phải tổ chức học nhóm, sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3).
B. (2), (3) và (4).
C. (1), (3) và (4).
D. (1), (2) và (4).
Đáp án: A
Câu 9. Khi lập kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV không?
A. GV phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV.
B. GV chỉ cần thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng SGV vì SGV là tài liệu tham khảo.
C. GV có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong SGK và SGV sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của HS.
D. Tất cả các phương pháp trên.
Đáp án: C
Câu 10. Các loại hình kiểm tra, đánh giá và mục tiêu của mỗi loại hình đó trong việc đánh giá kết quả học tập của HS đối với môn Công nghệ 12 là gì?
(1) Có hai loại hình kiểm tra, đánh giá là Đánh giá thường xuyên và Đánh giá định kì.
(2) Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của HS.
(4) Đánh giá định kì nhằm xác định mức độ kết quả đạt được của HS so với Chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực đồng thời công nhận thành tích học tập của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.
(3) Các câu hỏi trong đề kiểm tra, đánh giá định kì cần phải bám sát mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt của chương trình.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3).
B. (2), (3) và (4).
C. (1), (3) và (4).
D. (1), (2), (3) và (4).
Đáp án: D
Đáp án tập huấn môn Công nghệ 12 – Công nghệ điện, điện tử
Câu 1: Tư tưởng Nhẹ nhàng – Hấp dẫn – Thiết thực của SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử thuộc quan điểm biên soạn nào sau đây:
A. Phát triển năng lực, phẩm chất
B. Dễ dạy – Dễ học
C. Bám sát Chương trình môn Công nghệ
D. Kết nối thực tiễn
Câu 2: Thời lượng giảng dạy SGK 12 Công nghệ Điện – Điện tử là bao nhiêu tiết?
A. 70 tiết
B. 75 tiết
C. 80 tiết
D. 85 tiết
Câu 3: Nội dung học tập phần Công nghệ Điện trong SGK 12 Công nghệ Điện – Điện tử gồm bao nhiêu bài học
A. 10 bài học
B. 11 bài học
C. 12 bài học
D. 13 bài học
Câu 4: Các hộp chức năng nào thể hiện tư tưởng sư phạm trong mỗi bài học thuộc SGK công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
A. Khám phá
B. Luyện tập
C. Vận dụng
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5: Hình ảnh trong SGK công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử thể hiện những vai trò nào.
A. Minh họa
B. Là nguồn tri thức
C. Là học liệu cho các hoạt động sư phạm
D. Cả ba phương án trên
Câu 6: Thông điệp nào sau đây là riêng cho SGK công nghệ, bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.
A. Kết nối tri thức với cuộc sống
B. Nhẹ nhàng – Hấp dẫn – Thiết thực
C. Khoa học – Chuẩn mực – Hiện đại
Câu 7: Tổng số tiết kiểm tra, ôn tập thực hiện theo SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử là
A. 5 tiết
B. 7 tiết
C. 8 tiết
D. 9 tiết
Câu 8. Nội dung học tập phần Công nghệ Điện tử SGK Công nghệ 12 Công nghệ Điện – Điện tử gồm bao nhiêu Chương, bài học?
A. 4 Chương, 16 Bài học
B. 5 Chương, 15 Bài học
C. 5 Chương, 14 Bài học
D. 4 Chương, 17 Bài học
Câu 9. Hộp chức năng luyện tập SGK Công nghệ 12 Công nghệ Điện – Điện tử có vai trò gì?
A. Phát triển kĩ năng nhận thức, khắc sâu kiến thức bài học
B. Phát triển kĩ năng thực hành, phát triển phẩm chất năng lực
C. Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
D. Hình thành và phát triển kiến thức mới
Câu 10. Nội dung bài học liên quan đến ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện – điện tử được trình bày trong Chương nào SGK Công nghệ 12 Công nghệ Điện – Điện tử
A. Chương 1
B. Chương 5
C. Chương 1 và Chương 5
D. Không có
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.