Cuộc thi Trường học xanh năm 2021 nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về rác thải, bảo vệ môi trường. Qua đó, cũng giúp các em có ý thức hơn trong việc giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Tham gia dự thi Trường học xanh, các em truy cập website “truonghocxanh.com” và hoàn thành thông tin đăng ký để làm bài thi. Dưới đây là gợi ý đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm cuộc thi Trường học xanh năm 2021, mời các em cùng theo dõi để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài dự thi của mình:
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án cuộc thi Trường học xanh năm 2021
Câu 1. Theo bạn, xử lý đúng rác thải đúng cách là?
A. Chỉ bỏ rác thải vào thùng rác (thùng rác nơi công cộng, tại trường hoặc tại nhà..), tuyệt đối không bỏ rác thải bừa bãi ra đường phố, cống rãnh, kênh rạch và nơi công cộng. Phân loại rác thải (theo hướng dẫn) để rác thải có thể được tái chế. Không tự ý đốt hoặc chôn lấp rác thải.
B. Chỉ bỏ rác thải vào thùng rác, thùng rác nơi công cộng, tại trường hoặc tại nhà. Phân loại rác thải có thể được tái chế. Không tự ý đốt hoặc chôn lấp rác thải.
C. Bỏ rác thải vào thùng rác, thùng rác nơi công cộng, tại trường hoặc tại nhà. Phân loại rác thải có thể được tái chế. Tự ý đốt hoặc chôn lấp rác thải.
D. Chỉ bỏ rác thải vào thùng rác, thùng rác nơi công cộng, tại trường hoặc tại nhà. Phân loại rác thải. Tự ý đốt hoặc chôn lấp rác thải.
Câu 2: Thải bỏ bừa bãi rác thải có thể gây ra các hậu quả nào sau đây?
A. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
B. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
C. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh.
D .Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
Câu 3: Theo bạn, mua sắm và tiêu dùng lãng phí dẫn đến phát sinh quá nhiều rác thải là nguyên nhân gây ra điều nào sau đây?
A. Tốn chi phí thu gom, xử lý rác thải. Tăng ô nhiễm môi trường. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
B. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
C. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên.
D. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
Câu 4: Để giảm phát sinh rác thải, chúng ta có thể làm gì?
A. Cân nhắc trong mua sắm, chỉ mua những thứ chúng ta thật sự cần .Đem theo túi để đựng hàng khi đi mua sắm, hạn chế sử dụng túi ni-lông. Hạn chế tối đa các sản phẩm dùng một lần (túi ni-lông, hộp xốp, ly đĩa giấy…). Cho, tặng các đồ dùng cũ thay vì thải bỏ.
B. Bỏ rác đúng nơi quy định.
C. Sử dụng đồ dùng một lần rồi bỏ.
D. Tiết kiệm rác thải.
Câu 5: Theo bạn, tái sử dụng rác thải là gì?
A. Sử dụng đồ dùng một lần rồi bỏ.
B. Sử dụng đồ dùng nhiều lần trước khi thải bỏ.
C. Bỏ đồ dùng cũ, mua đồ dùng mới.
D. Sử dụng lại rác thải cho mục đích phù hợp (mà không làm thay đổi tính chất của rác thải) nhằm giảm phát sinh rác thải.
Câu 6: Vì sao chúng ta cần hạn chế sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần?
A. Chất thải nhựa rất khó phân hủy, khi bị thải bỏ bừa bãi, chúng gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn cống rãnh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập của thành phố.
B. Chất thải nhựa rất khó phân hủy, khi bị thải bỏ bừa bãi.
C. Chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn cống rãnh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập của thành phố.
D. Chất thải nhựa khi bị thải bỏ bừa bãi, chúng gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn cống rãnh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập của thành phố.
Câu 7: Theo bạn, giải pháp nào là quan trọng nhất để giảm thiểu chất thải nhựa?
A. Thu gom rác thải nhựa bị vứt bỏ bừa bãi.
B. Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần bằng cách đem theo bình nước cá nhân, đem theo ly, hộp đựng khi khi mua nước uống, thức ăn…
C. Tái sử dụng vỏ chai nhựa.
D. Phân loại để chất thải nhựa có thể được tái chế.
Câu 8: Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu tại các đô thị là:
A. Sự di cư của các loài động vật hoang dã.
B. Ảnh hưởng của thiên tai (lũ lụt, bão..).
C. Chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
D. Sự thay đổi theo chu kỳ tự nhiên của trái đất.
Câu 9: Điều nào sau đây là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thành phố Hồ Chí Minh?
A. Tình trạng ngập ở đô thị diễn ra thường xuyên và trầm trọng hơn.
B. Số lượng bão, lũ sẽ giảm đi.
C. Lượng rác thải gia tăng.
D. Sự gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 10: Rừng có ý nghĩa như thế nào với môi trường sống của con người?
A. Cung cấp động vật quý hiếm.
B. Cung cấp gỗ quí, dược liệu quí.
C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt.
D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật.
Câu 11: Thế nào là bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
A. Bảo vệ các loài sinh vật.
B. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
D. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
Câu 12: Luật Bảo vệ môi trường mới nhất được Quốc hội thông qua vào năm nào?
A. Năm 2014
B. Năm 2018
C. Năm 2020
D. Năm 2021
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng nhất? (Tham khảo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14)
A. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
D. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu 14: Theo Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và ______.
A. Trẻ em.
B. Cá nhân.
C. Cá nhân trên 18 tuổi.
D. Doanh nghiệp.
Câu 15: Tiếng ồn là gì?
A. Là những âm thanh lớn
B. Là những âm thanh kéo dài
C. Là tập hợp những âm thanh khác nhau
D. Là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe.
Câu 16: Mỗi cá nhân cần tôn trọng sự yên tĩnh của khu dân cư, hạn chế gây ồn vì ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra nhiều tác hại cho con người, cụ thể là:
A. Giảm thính lực và mất thính lực. Ảnh hưởng đến năng suất lao động, học tập
B. Gây căng thẳng tinh thần, rối loạn về giấc ngủ, dẫn đến các bệnh về huyết áp, tim mạch.. nếu ô nhiễm tiếng ồn kéo dài
C. Ảnh hưởng đến mối quan hệ cộng đồng, an ninh trật tự khu dân cư
D. Tất cả các câu trên
Câu 17: Mỗi cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm như thế nào để hạn chế tiếng ồn trong khu dân cư?
A. Tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây ồn ào, huyên náo dẫn đến mất trật tự làm ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi của cộng đồng dân cư xung quanh
B. Chấp hành các quy định của Pháp luật và các hương ước, quy ước, cam kết của khu dân cư về tiếng ồn
C. Trong trường hợp có các hoạt động gây ồn, phải chủ động có các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh (ví dụ: hát karaoke trong phòng kín, có cách âm)
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 18: Những hành động nào sau đây Không Nên làm với túi ni-lông đã qua sử dụng?
A. Hình 2 và hình 3
B. Hình 1 và hình 2
C. Hình 1 và hình 3
D. Hình 1, hình 2 và hình 3
Câu 19: Những hành động nào sau đây góp phần tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
A. Hành động 1, hành động 2 và hành động 3
B. Hành động 1, hành động 3 và hành động 4
C. Hành động 2, hành động 3 và hành động 4
D. Tất cả các hành động trên
Câu 20:
A. Vỏ chai nhựa đựng nước
B. Vỏ chuối
C. Vỏ lon nhôm
D. Vỏ chai nhựa và vỏ lon nhôm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Trường học xanh năm 2021 Cuộc thi Trường học xanh 2021 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.