Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4 năm 2022 – 2023 giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm, cùng câu hỏi tự luận của cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2023.
Qua đó, cung giúp các em nhanh chóng kể được các loại phương tiện giao thông đường thủy, cùng những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Đáp án đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4 năm 2022 – 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2022 – 2023
ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 4
Họ và tên: ……………………………………………………………………………..
Ngày sinh: ……………………………….. Giới tính: ………………………..
Lớp: ………………………………………………………………………………….…
Trường: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ nhà trường: Phường/xã …………..Quận/huyện: …………….
Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………….
Số điện thoại (nếu có): …………………………………………………………….
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
Câu 1. Trên đường đi học về, một nhóm bạn cùng lớp tụ tập dưới lòng đường nói chuyện và đùa nghịch rôm rả. Nếu được các bạn rủ, em có tham gia cùng các bạn không?
A. Có, nhìn các bạn vui vẻ em đã muốn tham gia;
B. Có, vì tụ tập sát ngay vỉa hè không sao;
C. Không, vì như thế là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây mất trật tự An toàn giao thông (ATGT);
D. Không, vì như thế là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây mất trật tự ATGT và em nhắc các bạn lên vỉa hè đứng nói chuyện cho an toàn.
Câu 2. Vào giờ tan học, những hành vi nào sau đây dẫn tới mất an toàn giao thông ở cổng trường?
A. Xếp hàng theo lớp, tránh va chạm với người và các phương tiện khác;
B. Đứng vào vị trí của lớp mình để thuận lợi cho việc bố mẹ đón, tránh cản trở giao thông;
C. Người bán hàng rong luồn lách trong đám đông các em học sinh để mời chào mua hàng;
D. Xếp hàng theo lớp, đi ra theo hiệu lệnh của cô phụ trách để tránh ùn tắc trước cổng trường.
Câu 3. Em đạp xe từ trong ngõ ra đường chính vào lúc trời nhập nhoạng tối, em phải đi như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Đạp xe chậm, chú ý quan sát rồi đi nhanh ra đường chính;
B. Quan sát tín hiệu đèn, không thấy ánh đèn của phương tiện khác là em đạp xe ra;
C. Đi chậm, quan sát phương tiện và ánh đèn, lắng nghe tiếng còi và tiếng động cơ xe, quan sát xi nhan và dự đoán tình huống nếu thấy an toàn mới đi ra;
D. Đạp xe nhanh ra đường chính mà không cần quan sát.
Câu 4. Khi tham gia giao thông đường thuỷ, em phải làm gì để bảo đảm an toàn?
A. Mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi;
B. Không đùa nghịch, ngồi im trên thuyền;
C. Thò tay xuống khua nước cho mát vì em mặc áo phao;
D. Mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi, không đùa nghịch, ngồi theo hướng dẫn của người lái thuyền.
Câu 5. Những hành vi nào dưới đây theo em là dễ dẫn đến Tai nạn giao thông (TNGT)?
A. Đi xe dàn hàng ngang, vừa đi vừa đùa nghịch, lạng lách, rẽ đột ngột trước đầu xe khác;
B. Đi sát lề đường bên phải;
C. Sang đường đúng nơi quy định;
D. Chấp hành nghiêm hiệu lệnh của cô/chú CSGT.
Câu 6. Gần trường có 1 công viên, bạn em rủ đua xem ai có thể đạp xe bằng 1 tay đến công viên nhanh nhất, em thấy lời đề nghị đó thế nào?
A. Rất vui, đạp xe luôn trên vỉa hè cho đỡ nguy hiểm;
B. Em không tham gia vì đó là hành vi nguy hiểm, mất ATGT;
C. Em thấy cũng khá nguy hiểm nhưng công viên cũng gần trường nên chắc chắn không xảy ra vấn đề gì;
D. Em rủ bạn vào công viên thi xem ai đạp xe nhanh hơn.
Câu 7. Tại nơi đường giao nhau không có cầu đường bộ, hầm đường bộ, vạch kẻ đường, em và bạn phải sang đường như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Quan sát cả 2 bên, nếu không thấy phương tiện nào đến gần thì giơ tay cao, đi sang đường và vẫn tiếp tục quan sát;
B. Quan sát không thấy phương tiện nào thì chạy nhanh sang đường;
C. Dắt tay bạn chạy sang đường;
D. Chạy nhanh sang đường.
Câu 8. Tại nơi đường bộ giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, giữa đường nhánh và đường chính, người lái xe phải xử lí như thế nào?
A. Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới;
B. Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới;
C. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kì hướng nào tới;
D. Chú ý quan sát và lưu thông bình thường.
Câu 9. Người lái xe phải cho xe dừng lại khi gặp biển “Stop” trong trường hợp nào?
A. Có người điều khiển giao thông;
B. Có tàu hoả sắp chạy qua;
C. Có xe đi ngược chiều trên cầu hẹp;
D. Trong mọi trường hợp.
Câu 10. Xe cơ giới hai bánh, 3 bánh, xe gắn máy có được kéo, đẩy các xe khác, vật khác không?
A. Được phép;
B. Tuỳ trường hợp;
C. Tuyệt đối không;
D. Được kéo xe đạp.
PHẦN B: VIẾT (không quá 30 dòng)
Kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy mà em biết. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy
Bài làm:
I. Kể tên các phương tiện giao thông đường thủy:
Phương tiện vận tải đường thủy được hiểu là các loại phương tiện được sử dụng để di chuyển trên mặt nước. Các phương tiện đường thủy thông thường sẽ được dùng để chở người hoặc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Dưới đây là một số loại phương tiện đường thủy phổ biến Hoatieu xin chia sẻ để các em cùng tham khảo:
1. Sà lan
Sà lan là một loại thuyền đáy bằng, dùng chủ yếu ở các sông hoặc kênh đào giao thông để chở những loại hàng hóa nặng. Hầu hết sà lan đều không có khả năng tự chạy được mà chúng cần phải được di chuyển bằng tàu lái hoặc tàu đẩy.
2. Tàu
Đây là loại phương tiện phổ biến sử dụng trong giao thông đường thuỷ. Các loại tàu hay dùng như:
Tàu Container
Loại phương tiện chuyên dụng để vận tải hàng hóa thương mại. Có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa có tải trọng lớn trong các container chuyên dụng.
Tàu chở hàng rời
Thông thường tàu chở hàng rời được dùng để vận chuyển các mặt hàng có khối lượng khá lớn như nông sản, gạo, ngũ cốc…
Tàu làm lạnh
Là loại phương tiện tiêu biểu để vận tải hàng hóa mau hư hỏng với yêu cầu có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, chủ yếu là hoa quả, thịt cá, các sản phẩm sữa và các loại thực phẩm khác. Các tàu làm lạnh có các khoang lạnh chứa bên trong giúp bảo quản hàng hóa suốt quá trình vận chuyển.
3. Phà
Phà là một hình thức vận chuyển, thường như một chiếc thuyền hoặc tàu và có thể chở hành khách và phương tiện của họ. Phà cũng thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và thậm chí là cả xe lửa.
4. Tàu kéo
Tàu kéo là những chiếc thuyền nhỏ, mạnh mẽ có khả năng điều khiển những con tàu lớn bằng cách kéo hoặc đẩy chúng. Tàu kéo sà lan hay gặp trong giao thông đường thuỷ. Các tàu kéo độc lập hoặc gắn vào sà lan bằng cơ cấu khớp nối.
5. Thuyền buồm
Khác với là các loại thuyền chạy bằng động cơ máy móc, thuyền buồm là một loại thuyền chạy bằng sức gió nhờ vào một bộ phận gọi là buồm.
II. Những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng đường thủy, các em nên ghi nhớ những điều sau đây:
Những việc không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy:
- Không chạy nhảy đùa nghịch trên tàu thủy.
- Không đứng quá gần mép tàu
- Không chen lấn xô đẩy nhau khi xếp hàng lên tàu
- Không uống bia rượu khi đi tàu thủy
- Không phá hoại, làm hỏng các đồ đạc trên tàu
- Không uống các loại nước ngọt có ga hay đồ ăn khó tiêu sẽ khiến bạn dễ bị say sóng
Những việc nên làm khi tham gia giao thông đường thủy:
- Ngồi trật tự tại chỗ của mình, nghiêm túc và tuyệt đối tuân thủ theo những quy định an toàn trên tàu.
- Mặc áo phao và các dụng cụ cứu sinh trong suốt chuyến đi.
- Chú ý lắng nghe nhân viên phổ biến các nội dung cũng như quy định khi đi tàu thủy.
- Giữ gìn vệ sinh và tài sản chung của phương tiện giao thông công cộng.
- Đọc kĩ thông tin ghế ngồi, số hiệu chuyến tàu để lên đúng vị trí của mình.
- Không xả rác bừa bãi, và không làm hành vi khiến hư hại các trang thiết bị chung trên tàu thủy.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4 năm 2022 – 2023 Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 (Học sinh) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.