Google Assistant là trợ lý ảo mới xuất hiện trên hệ điều hành Android, so với các đồng nghiệp khác như Siri của Apple, Cortana của Microsoft, hay Amazon có Alexa… liệu Google Assistant của Android có điểm gì vượt trội hay đặc biệt hơn hay không? Chúng ta cùng xem qua bài review tổng hợp sau đây.
Nếu từng sử dụng Siri hay Google Now trước đây thì có lẽ những gì mà Google Assistant trình diễn sẽ không thuyết phục được bạn. Bởi đơn giản là những gì mà trợ lý ảo Android này làm được, các đối thủ khác cũng đều đã làm được trước đây. Thậm chí tính năng nghe, nhận diện giọng nói và khẩu lệnh để thao tác thì Google Now đã có và được phát triển từ cách đây khá lâu. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà nhiều người thường nhầm lẫn và tự hỏi, đã có Google Now rồi thì còn cần có Google Assistant để làm gì?
Phân biệt Google Assistant và Google Now
Đây cũng chính là điều đầu tiên mà người viết muốn làm rõ với bạn đọc, đó là chúng ta cần phân biệt rõ Google Assistant và Google Now để không bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Google Now ra đời vào thời điểm mà trợ lý ảo Siri của iOS và Cortana của Microsoft đang được đánh giá rất cao, nhiều người nói đây là một bất lợi, nhưng nhược điểm của những trí thông minh nhân tạo này, đó là chúng không thể sử dụng trên các hệ điều khác (ngoài chính chúng), trong khi đó, với tư cách là một người đồng cấp, Google Now xuất hiện và hoạt động cực mượt trên các thiết bị sử dụng cả hệ điều hành Android và iOS.
Trên thực tế, vào thời điểm xuất hiện, Google Now ngoài việc sử dụng đa hệ điều hành thì không có gì khác, thậm chí nó còn khá bình thường và bị coi là quá khi nói đó là một trí thông minh nhân tạo. Không thể phủ nhận, bởi Google Now không phải là một nền tảng cụ thể, nên việc phát triển và nâng cấp các tính năng cho nó là điều không tưởng.
Thêm vào đó, mặc dù có thể nhận lệnh và làm nhiều việc với Google Now (tìm kiếm trên web, đặt lịch, hẹn giờ, tăng / giảm âm lượng…) nhưng cũng không thể phủ nhận rằng trợ lý này giao tiếp và hiểu ý người dùng khá kém. Và cũng chính từ nguyên nhân này mà Google Assistant xuất hiện.
Được ví như Google phiên bản 2.0 hay thậm chí là cuộc Cách mạng của Google trong tương lai, nhưng sự xuất hiện của Google Assistant là hoàn toàn bất ngờ và không có nhiều thông tin. Nười dùng di động nói chung và Android nói riêng mới chỉ biết tới Google Assistant chính thức cách đây 2 tháng. Có đầy đủ các tính năng của Google Now, nhưng trợ lý ảo này được đánh giá rất cao ở khả năng giao tiếp và hiểu ý người dùng.
Có thể thấy rất rõ ở các kết quả tìm kiếm, nếu Google Now chỉ đưa ra những kết quả đơn thuần, theo từ khóa hoặc khẩu lệnh thì Google Assistant lại cho ra những kết quả gần hơn và linh hoạt hơn.
Ví dụ:
Nếu bạn hỏi thiết bị của mình “Có quán cơm nào gần đây không?“, câu trả lời mà bạn nhận được sẽ là:
- Từ Google Now: Các kết quả có chứa cụm từ “Có quán cơm nào gần đây không?” .
- Từ Google Assistant: Tên, danh sách, địa chỉ các quán cơm ngon ở quanh vị tri của bạn.
Đánh giá về Google Assistant
Việc cài đặt Google Assistant hiện nay tuy đã đơn giản và dễ dàng hơn trước đây rất nhiều, có thể cài trực tiếp và sử dụng được trên mọi hệ điều hành chứ không bắt buộc phải là Android và phiên bản từ Android 6.0 Marshmallow trở lên. Sau khi cài đặt và sử dụng thử, cá nhân người viết xin chia sẻ một số đánh giá chủ quan như sau:
Giao tiếp thông minh và có khả năng trò chuyện, hiểu ý người dùng là điểm mạnh nhất và nổi bật nhất của trợ lý ảo này. Bởi thay vì thông tin một chiều như chúng ta vẫn thường thực hiện, đó là người dùng ra lệnh – trợ lý tìm. Thì với Google Assistant, luồng thông tin sẽ được thiết bị tiếp nhận và xử lý hai chiều. Thậm chí trên ứng dụng chat Allo, Google đã dùng Google Assistant để trò chuyện với người dùng, thậm chí là thay thế người dùng trả lời các câu hỏi của người khác khi chat.
Trong buổi lễ ra mắt, người đại diện của Google đã từng nói “Càng được sử dụng nhiều, Google Assistant càng thông minh“. Điều đó có nghĩa là trợ lý ảo này của Android có khả năng tiếp thu, học tập và lưu giữ phản xạ, thói quen của người dùng để phục vụ một cách tốt nhất. Đây cũng là điều mà các công cụ khác mặc dù đi trước nhưng cũng không làm được.
Danh sách các công ty đã đăng ký Google Assistant
Ngoài việc có tác dụng như một công cụ tìm kiếm thông minh, Google Assistant còn có thể giúp chúng ta ghi chú các nhắc nhở, sự kiện hay thậm chí là đặt trước chỗ trong một nhà hàng nào đó.
Nếu bạn còn nhớ Google Home – một thiết bị thông minh của Google có khả năng nhận lệnh của bạn và thực hiện trực tiếp những lệnh đó. Hoặc cũng có thể nhận lệnh từ người dùng rồi điều khiển các thiết bị gia đình thông minh khác (quạt, tivi, đèn, loa…). Và đây cũng chính là cách mà bạn có thể trò chuyện, ra lệnh gián tiếp cho Google Assistant khi bạn không trực tiếp cầm thiết bị.
Một số tính năng khác của Google Assistant như phiên dịch, báo thức, thời tiết, cập nhật thông tin thể thao, thiết lập lại một số cài đặt cho các tính năng, phần mềm trên điện thoại… cũng là những thứ mà người dùng cảm thấy rất thuận tiện, đặc biệt là khi không cần chạm tay vào thiết bị để thao tác.
Với cá nhân người viết, thay vì mỗi thao tác dù đơn giản nhất, chúng ta cũng phải dùng tay, thì bây giờ có thể ra lệnh cho trợ lý thực hiện, thì tại sao lại không tận dụng nó tối đa? Công nghệ sinh ra là để phục vụ cho con người, không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không hết, không đúng tính năng sẽ là một sự lãng phí đối với thiết bị đó. Vì vậy, Google Assistant thực sự là một trợ lý ảo tuyệt vời mà chúng ta nên khai tác những gì nó có thể.
Bài viết trên đây chỉ là ý kiến cá nhân người viết và có thể không thuyết phục người đọc, nhưng nếu đang sử dụng smartphone, tại sao bạn không thử cài đặt và tự minhg trải nghiệm rồi cho những người khác biết cảm nhận nhỉ? Và nếu sau những gì nêu trên, bạn thực sự thích thú với trợ lý ảo này thì hãy cài đặt nó ngay, còn nếu thiết bị của bạn không sử dụng hệ điều hành iOS hay Android thì cũng đừng nên quá sốt ruột vì các nhà sản xuất vẫn đang thực hiện kế hoạch mang Google Assistant tới tất cả các thiết bị sử dụng các hệ điều hành khác nhau.
CHÚ Ý:
Khi sử dụng Google Assistant trên iOS, bạn không thể kích hoạt trợ lý ảo này bên ngoài ứng dụng như với Siri. Cách duy nhất để tương tác với Google Assistant trên iPhone, iPad là phải mở ứng dụng có tích hợp tính năng này lên.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đánh giá Google Assistant trên di động của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.