TOP 3 Dàn ý phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh nắm được cấu trúc của bài văn phân tích hình ảnh người lính.
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được học trong chương trình Văn 9, Bài 7 sách Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 2. Qua đó, cho chúng ta thấy được vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thiêng liêng của người lính cách mạng. Mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9:
Lập dàn ý phân tích hình ảnh người lính trong Đồng chí
1. Mở bài:
- Giới thiệu về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”.
2. Thân bài:
a. Trình bày khái quát về tác giả và tác phẩm:
- Chính Hữu (1926 – 2007) là nhà thơ trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với phong cách sáng tác bình dị, nhiều cảm xúc và chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính trong sáng tác.
- Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của những người lính cách mạng và được in trong tập “Đầu súng trăng treo”.
b. Hình ảnh những người lính có cùng hoàn cảnh xuất thân, chung lí tưởng chiến đấu và cùng nhau trải qua mọi khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống:
- Những người lính đều có nguồn gốc xuất thân là nông dân “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
→ Đây đều là những vùng quê nghèo khó đã tạo nên sự đồng điệu trong trái tim người lính.
- Những người lính tuy không quen biết nhau nhưng có duyên gặp gỡ và gắn bó bởi họ có chung lí tưởng chiến đấu “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”.
- Hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt đã giúp những người lính trở thành “tri kỉ” của nhau.
c. Hình ảnh những người lính biết sẻ chia, thấu hiểu tâm tư tình cảm của đồng đội, họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
- Những người lính phải rời xa quê hương, rời xa “ruộng nương”, “gian nhà”, “giếng nước”, “gốc đa” để đi đánh giặc.
- Các anh hiểu rõ về nhau và còn hiểu rõ cả nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
- Những người lính còn chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của những đêm “sốt run người” vì hầu như người lính nào cũng đều phải trải qua ít nhất một lần.
- Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn về quân tư trang trong những ngày đầu kháng chiến nhưng vẫn lạc quan, yêu đời để “Miệng cười buốt giá”.
- Họ quên mình đi để truyền cho nhau hơi ấm “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
→ Đây là hành động của sự đoàn kết, gắn bó keo sơn, tiếp thêm sức mạnh cho đồng chí, đồng đội để cùng chiến đấu vì đất nước.
d. Hình ảnh người lính sẵn sàng chiến đấu, chờ giặc tới:
- Trong khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên “rừng hoang sương muối” thì những người lính vẫn đứng cạnh nhau, im lặng cùng chờ giặc tới.
- Hình ảnh người lính cầm súng tưởng đối lập nhưng lại vô cùng hoà quyện với thiên nhiên bởi trăng tượng trưng cho cái đẹp, sự yên bình còn người lính cầm súng là để bảo vệ tổ quốc.
e. Đánh giá:
- Bài thơ đã đem đến một làn gió mới cho khuynh hướng sáng táng của thơ ca kháng chiến.
- Bài thơ đã xây dựng thành công hình ảnh người chiến sĩ cách mạng mộc mạc, giản dị với nhiều vẻ đẹp đáng trân trọng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu thể hiện được sự hình thành và phát triển của tình đồng chí ngày càng nâng cao.
3. Kết bài:
- Khái quát lại hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”.
Dàn ý phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí
Mở bài:
Giới thiệu Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Trong các tác phẩm văn học, tác giả đưa các hình ảnh rất đỗi quen thuộc và gần gũi vào ấy như con đò, bến nước, thiên nhiên, con người,…. Một trong những hình ảnh đặc sắc nhất là hình ảnh người chiến sĩ, người chiến sĩ ra chiến trường. bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu nêu rất sâu sắc và ý nghĩa về hình ảnh và tình cảm của những người chiến sĩ trên chiến trường với nhau.
2. Thân bài:
Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
1. Cơ sở của tình đồng chí:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”
– Những người chiến sĩ ấy xuất thân từ những miền quê khác nhau, từ những vùng xa xôi khác nhau
– Mỗi người có những khó khăn, khổ cực khác nhau
– Nhưng họ chung chí hướng và gặp nhau tại chiến trường
– Họ chung cảnh ngộ, chung tinh thần, chung chí hướng và sát cánh bên nhau
2. Biểu hiện của tình đồng chí:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
…..
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”
– Những người chiến sĩ ấy cảm thông hoàn cảnh của mình cho nhau
– Dù gặp khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời
– Tình cảm của những người chiến sĩ ấy rất sâu nặng và gắn bó sâu sắc
3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
– Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
– Một hình ảnh đẹp về tình đồng đội
– Sự gắn bó thân thiết và sâu sắc về tình đồng đội
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về tình đồng đội qua bài thơ
Ví dụ: Qua bài thơ ta có thể cảm nhận được tình đồng đội sâu sắc của những chiến sĩ trong tác phẩm tình cảm chân thực, lạc quan và gắn bó với nhau.
Dàn ý phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí
I. Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.
- Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp.
Ví dụ: Hình ảnh người lính trong chiến đấu luôn là một đề tài bất tận của thơ ca kháng chiến, mỗi một thời kỳ người lính lại toát lên những vẻ đẹp khác nhau. Trong kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu đưa đến cho chúng ta hình ảnh về những người lính giản dị
II. Thân bài:
* Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực.
- Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lý tưởng chiến đấu.
* Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
- Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
- Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
- Sự lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.
III. Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dàn ý phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí (3 mẫu) Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.