Dẫn chứng về lòng vị tha tổng hợp những ví dụ, những tấm gương tiêu biểu, đặc sắc nhất trong cuộc sống, văn học, xã hội, học tập về lòng vị tha, để các em lồng ghép vào bài văn Nghị luận về lòng vị tha của mình.
Qua đó, giúp bài văn nghị luận thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao. Chính vì thế việc đưa dẫn chứng rất cần thiết cho bài làm văn nghị luận. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để có thêm nhiều dẫn chứng về lòng vị tha:
Dẫn chứng 1
Mahatma Gandhi là thủ lĩnh tinh thần phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ, là một vị lãnh tụ đáng kính được cả dân tộc tôn kính. Nhưng đáng tiếc thay, ông lại bị sát hại bởi chính người Ấn. Trước lúc ngã xuống, Gandhi đã để tay lên trán mình. Sau khi tìm hiểu tôi mới hiểu rằng hành động này trong Ấn Độ giáo có nghĩa là “Tôi tha thứ cho bạn”. Gandhi không hề nói ra thành lời nhưng ông đã thể hiện lòng bao dung bằng tất cả chút sức lực mà ông còn lại. Còn chuyện gì khó hơn là tha lỗi cho chính kẻ đã tước đoạt mạng sống của mình? Gandhi có thể lựa chọn cách ứng xử khác là thù hận và kêu gọi trả thù người đã bắn mình. Nhưng làm vậy thì ông liệu có thanh thản ra đi? Có lẽ chính vì muốn tâm hồn được an nhiên, nhẹ nhõm, không còn bận tâm chuyện gì trong phút cuối cùng nên ông đã làm như thế. Chính lòng vị tha đã càng tô đậm thêm vẻ đẹp phẩm chất của người thủ lĩnh, khắc tạc lên sức sống bất diệt của ông, là tấm gương để thế hệ sau noi theo và chính là đỉnh cao của sự trả thù. Người đã ra tay với Gandhi chắc hẳn rất bất ngờ về hành động của ông và trong giây phút đó, có lẽ hắn nhận ra lỗi lầm to lớn của mình. Nhưng rồi vị tha cũng đã cho con người ta cơ hội sám hối và kéo chúng ta bên bờ vực của sự sa ngã, ranh giới giữa người và quỷ. Vị tha là một phương thuốc chữa lành kỳ diệu.
Dẫn chứng 2
Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước”.
Dẫn chứng 3
Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.
Dẫn chứng 4
John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ông năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ Hưng, như một lời tạ tội.
Dẫn chứng 5
Người dân Việt Nam ta, trong chiến tranh, lính Mỹ đã làm rất nhiều việc độc ác nhưng khi họ bị thương hoặc rơi vào hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Những người nông dân Việt Nam ta vẫn sẵn lòng bao dung, vị tha và đối xử tốt với họ. Để rồi khi hoà bình lập lại, những người lính Mỹ năm xưa đã quay trở lại Việt Nam để nói lên lời cảm ơn chân thành nhất.
Dẫn chứng 6
Người xưa có câu “Một điều nhịn chín điều lành”, tục ngữ đó là bài học vô vô cùng bổ ích về lòng vị tha. Đứng ở vị trí một người cần tha thứ ta sẽ thấy ý nghĩa của lòng vị tha quan trọng đến nhường nào. Vì vậy nhịn là đức tính nhẫn nại, nhún nhường để nhận lại những điều bổ ích nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về lòng vị tha Ví dụ về lòng thị tha trong cuộc sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.