Dẫn chứng về đức tính khiêm tốn mang tới những ví dụ, những tấm gương trong cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 9 lồng ghép vào bài văn Nghị luận về khiêm tốn của mình dễ dàng, cho bài văn thêm sinh động.
Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực hết mình. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để nhanh chóng hoàn thiện bài văn nghị luận xã hội của mình.
Dẫn chứng về đức tính khiêm tốn
1. Nhà bác học vĩ đại Einstein đã từng nói: “Tôi chỉ là người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng ?” Là một nhà bác học vĩ đại nhưng ông luôn khiêm tốn trước lời khen ngợi, tung hô của người khác và luôn coi mình giống như những người bình thường khác, sống một cuộc sống giản dị và bình thường.
2. Bác Hồ là tấm gương sáng cho đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình bác luôn giữ cho mình một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù trên cương vị là một vị chủ tịch nhưng Bác vẫn ở trong ngôi nhà đơn sơ sử dụng đồ dùng giản dị, vẫn nuôi cá, trồng hoa như thú vui của bao người dân thường khác. Phong cách sống của Bác cũng rất đẹp và đúng mực, không bao giờ khoe tài, khoe giỏi, khoe đẹp trước mọi người.
Biểu hiện của lòng khiêm tốn
+ Trong phát ngôn: luôn dùng từ giản dị, dễ hiểu, không nói nhiều về mình, không khoe khoang
+ Trong thái độ đối xử: không quá tự tin vào bản thân, luôn “ kính trên nhường dưới”, không dùng từ làm tổn thương người khác; nhẹ nhàng, biết lắng nghe nếu được góp ý.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về đức tính khiêm tốn Ví dụ về tính khiêm tốn trong cuộc sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.