Dẫn chứng về đam mê quyết tâm theo đuổi đam mê là tài liệu vô cùng hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn muốn giới thiệu đến các bạn cùng tham khảo. Việc đưa dẫn chứng giúp bài văn nghị luận về niềm đam mê thêm thuyết phục, hấp dẫn, không bị mơ hồ, lý thuyết suông và ghi điểm trọn vẹn trong phần làm văn nghị luận xã hội.
Đam mê và sự quyết tâm theo đuổi đam mê là dũng cảm đi theo con đường của riêng mình, nỗ lực ngay cả khi vấp phải nhiều khó khăn để thành công. Vậy dưới đây là 3 dẫn chứng về niềm đam mê cực hay mời các bạn theo dõi.
Dẫn chứng 1
Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê toán học và với các mô hình máy tính sơ khai nhất, thắp sáng lên sở thích rõ rệt, những sở thích mà sau này đã làm rạng rỡ tên ông. Ông từng đậu vào ngành luật của trường đại học Harvad nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft khi mới 20 tuổi. Gates hiểu rằng, đam mê và thành công luôn đi cùng nhau, miễn sao chúng ta biết nắm bắt thời cơ và dũng cảm đặt chân trên con đường mới. Gate vẫn tiếp tục thành công vì ông chưa vào giờ thoả mãn với những gì mình có, không ngừng nỗ lực, sáng tạo. Ông không làm những gì mà mình không chắc sẽ thành công, luôn biết mình muốn gì và cần phải làm gì.
Dẫn chứng 2
Khó để thành công nếu như không biết nắm bắt cơ hội của mình. Thuở thiếu thời Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi ” Ở đây có bán tranh của Picaso không?”. Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán đước và nổi tiếng từ đó. Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.
Picasso, Leonardo der vinci, Michelangelo… đều là những người nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của thế giới, và họ đều là tấm gương tiêu biểu cho việc cống hiến hết mình vì nghệ thuật, vì đam mê. Họ luôn tích cực quan sát, trải nghiệm, mày mò, tỉ mỉ, công phu đối với việc vẽ tranh cũng như điêu khắc của mình, mỗi tác phẩm, họ luôn dành rất nhiều tâm huyết, nỗ lực và tình cảm cho nó, và muốn đạt tới sự hoàn hảo, không bao giờ dễ dàng hài lòng với những gì mình làm được.
Dẫn chứng 3
Lê Minh Châu (sinh năm 1991) là một chàng trai lớn lên lại làng trẻ Hòa Bình – nơi chăm sóc cho những trẻ em bị chất độc màu da cam. Ngay từ khi còn nhỏ, Châu đã bị khuyết tật ở chân và một phần cánh tay khiến cho việc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn chứ chưa nói đến việc có thể vẽ tranh.
Năm 17 tuổi, vượt qua mọi khó khăn và tự ti của một nạn nhân của chất độc da cam, Châu rời làng Hòa Bình để theo đuổi ước mơ trở thành một họa sĩ. Cậu tự mở phòng tranh riêng, tự nuôi sống bản thân bằng các tác phẩm của mình – những bức tranh được vẽ bằng miệng.
Châu không bao giờ muốn mọi người xem hay mua tranh của mình vì anh là người khuyết tật. Chàng trai trẻ trung này khao khát được cống hiến và mong muốn được xã hội công nhận tài năng như một người nghệ sĩ thực thụ. Để làm được tất cả những điều ấy, dĩ nhiên không gì khác ngoài việc lấy đam mê làm động lực sống.
Với Châu, đam mê vẽ tranh chính là đôi cánh tay, đôi bàn chân giúp anh đứng dậy và vươn mình với đời. Tình yêu với hội họa còn mang Châu đi xa hơn so với những gì mà cậu có thể hình dung, từ xuất phát điểm là một đứa trẻ trong Làng Hòa Bình.
Cuộc đời Châu được đạo diễn người Mỹ Courtney Marsh kể lại trong bộ phim “Chau beyond the Lines”. Bộ phim đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh nước Mỹ trao giải top 5 đề cử cho phim tài liệu xuất sắc nhất tại Oscar 2016. Sau đó ít lâu, Châu trở thành người Việt Nam đầu tiên nhiễm chất độc da cam tham gia kỳ họp thứ 9 về “Công ước về quyền của người khuyết tật” tại Liên Hiệp Quốc diễn ra tại New York (Mỹ). “Không bao giờ bỏ cuộc” – đó là điều cậu bạn này luôn tâm niệm trong cuộc sống.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về đam mê Những tấm gương về theo đuổi đam mê của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.