Dẫn chứng liên hệ Việt Bắc của Tố Hữu là tài liệu cực kì hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12.
Liên hệ mở rộng Việt Bắc giúp cho bài văn nghị luận thêm hay, ấn tượng nhận được sự đánh giá cao của người chấm. Tuy nhiên việc lấy dẫn chứng liên hệ trong tác phẩm nhiều em còn không biết làm như thế nào? Chính vì thế trong bài viết dưới đây Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu đến các bạn Dẫn chứng liên hệ Việt Bắc hay chi tiết nhất. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng liên hệ Vợ chồng A Phủ, cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học.
Dẫn chứng 1
Nói đến sự tự hào về cuộc kháng chiến thần thánh của thời đại cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan”
Ta có thể liên hệ đến niềm tự hào trước các tráng sĩ thời Trần mang tinh thần Sát Thát:
“Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông”
Dẫn chứng 2
Nói về sự quen thuộc của cách xưng hô “mình” – “ta”, có thể liên hệ đến ca dao:
“Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ
“Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình”
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình”
Dẫn chứng 3
Khi phân tích lời đáp của người ra đi:
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Chúng ta có thể liên hệ đến lời thơ của Lưu Quang Vũ:
“Phút chia tay ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói mà bàn tay đã nói
Mình đi rồi hơi ấm còn để lại
Còn bồi hồi trong những ngón tay ta”
(“Hơi ấm bàn tay” – Lưu Quang Vũ)
Dẫn chứng 4
Phân tích câu thơ: “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô” gợi cho chúng ta nhớ đến hình ảnh người mẹ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”
(“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm)
Dẫn chứng 5
Khi phân tích chữ “đổ” trong câu thơ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Chúng ta có thể so sánh với chữ “đổ” trong “Thơ duyên” của Xuân Diệu:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
Dẫn chứng 6
Khi nói đến phẩm chất anh hùng, bất chấp hy sinh, gian khổ, sát cánh bên bộ đội của người dân Việt gợi ta nhớ đến:
“Ôi đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng”
(“Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)
Dẫn chứng 7
Khi phân tích hình ảnh hiện thực “vành mũ” trong câu thơ: “Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan” ta có thể liên hệ đến hình ảnh:
“Vẫn đôi dép lội chiến trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy”
(“Tiếng hát sang xuân” – Tố Hữu)
Ý thơ “Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan” gợi ta nhớ đến:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”(“Tây Tiến” – Quang Dũng)
Dẫn chứng 8
Khi phân tích hình ảnh: “Những đường Việt Bắc của ta” để làm nổi bật niềm tự hào của nhân vật trữ tình vì cảm giác được làm chủ những vùng không gian rộng lớn của Tổ quốc ta có thể liên hệ cảm hứng quen thuộc ấy trong thơ ca cách mạng:
“Mây trời của ta, trời thắm của ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”
(“Ta đi tới” – Tố Hữu)
Hoặc:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
(“Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng liên hệ Việt Bắc của Tố Hữu Liên hệ, mở rộng bài thơ Việt Bắc của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.