Bạn đang xem bài viết Đặc điểm, phân loại và cách dùng cây rau muống chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rau muống tuy là một loại rau thân quen đối với người Việt Nam và có nhiều chất dinh dưỡng, giá cả phải chăng. Tuy nhiên, rau muống cũng chứa đựng những nguy hiểm nếu bạn không biết cách chế biến và kiêng cử đối với một số căn bệnh.
Rau muống là gì?
Rau muống là một loại rau ăn lá thuộc họ bìm bìm. Do chúng được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì vậy, phân bố tự nhiên của loài này vẫn chưa xác định được. Tại Việt Nam, rau muống là một loại rau rất được nhiều người ưa chuộng.
Rau muống thường mọc bò trên đất, có thân rỗng, dày và thường có rễ mắt.
Lá rau muống có hình ba cạnh, đầu nhọn, dôi khi hẹp và dài.
Hoa rau muống thường có màu trắng hoặc hồng tím, ống hoa tím nhạt.
Quả rau muống nang tròn, thường chứa 4 hạt có lông màu hung.
Phân loại rau muống
Tại Việt Nam, có 2 loại rau muống là rau muống trắng và rau muống tía.
Rau muống trắng
Kích thước của loại rau muống này nhỏ và thường được gieo trồng theo luống đất, không cần tưới nhiều nước. Loại rau muống này thường được xào, luộc cùng các nguyên liệu khác vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa thơm ngon.
Rau muống tía
Loại rau muống này có thân màu đỏ, kích thước to hơn và trông rất mọng nước. Chúng thường được trồng hoặc mọc tự nhiên tại những nơi có nhiều nước, độ ẩm cao. Loài này còn được gọi là rau muống đồng, rau muống ruộng hoặc rau muống đỏ.
Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, rau muống có giá trị dinh dưỡng khá cao. Rau muống có chứa chất xơ, vitamin C, vitamin B6, sắt, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác.Tuy nhiên, lượng calo có trong rau muống lại rất thấp (100g rau muống chỉ chứa 18 calo).
Tác dụng của rau muống
Chế biến thành nhiều món ăn ngon
Rau muống có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ hấp, luộc đến xào cùng những món ăn khác để tăng hương vị của chúng.
Bổ sung sắt cho cơ thể
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, những loại rau màu xanh đậm được cho là chứa nhiều nguyên tố sắt. Do đó, những người thiếu máu có thể bổ sung sắt tự nhiên bằng cách ăn thêm rau muống.
Hỗ trợ điều trị chứng táo bón
Rau muống có chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và đường ruột. Do đó, việc ăn rau muống sẽ cải thiện chứng táo bón.
Có lợi cho mắt
Trong rau muống có chứa vitamin A, carotenoid và lutein. Chúng là những chất giúp tăng cường sức đề kháng cho mắt. Đối với những người làm việc với máy tính thường xuyên, bạn nên ăn rau muống vì chúng sẽ giúp mắt bạn sáng hơn và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Hạn chế khả năng phát triển của tế bào ung thư
Trong rau muống có chứa 13 chất chống oxy hóa khác nhau. Chúng có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư và đẩy lùi bệnh ung thư. Đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư da.
Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Rau muống giàu đạm, khoáng chất và những vitamin có lợi cho sức khỏe. Do đó, ăn đủ lượng rau muống cần thiết, chúng sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa được những bệnh vặt thông thường.
Lưu ý khi chế biến và ăn rau muống
Không nên chỉ rửa rau muống với nước lã
Vì rau muống được trồng tại khu vực ẩm ướt, gần ao, hồ. Do đó, rau muống thường chứa những ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski. Sán lá này có thể khiến bạn mắc các chứng khó tiêu, dị ứng và đau bụng. Vì vậy, bạn nên ngâm và rửa rau muống với nước muối trước khi chế biến rau muống.
Hạn chế ăn rau muống sống hoặc tái
Bên cạnh việc ngâm rửa rau muống cùng nước muối, bạn nên ăn rau muống khi đã được nấu chín. Hạn chế ăn rau muống sống hoặc tái vì những ký sinh trùng sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể bạn. Ngoài ra, nếu rau muống bị phun quá nhiều hóa chất như thuốc trừ sâu, khi bạn ăn sống hoặc tái, lượng hóa chất đó có thể ngấm vào cơ thể.
Đậy kín nồi khi luộc rau
Vì trong rau muống có chứa nhiều chất có lợi và có hại khác nhau, nếu bạn đậy nắp nồi khi luộc, những chất có hại sẽ không thoát ra được và hấp thụ ngược lại. Những chất đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Hạn chế ăn rau muống trái mùa
Ngày nay, bạn có thể tìm mua rau muống một cách dễ dàng. Thế nhưng, theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Hòa, Phó giám đốc tại Trung tâm phát triển nông thôn bền vững, đã chia sẻ: Tỷ lệ sử dụng hóa chất khi trồng rau muống trái mùa dường như là 100%, nghĩa là rau muống khi trồng trái mùa sẽ khó có thể kiểm soát tốt được (trừ các cơ sở trồng rau sạch theo tiêu chuẩn). Vì thế, cơ thể bạn có thể hấp thụ phải những hóa chất độc hại khi ăn rau muống trái mùa, có khả năng gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến hệ thần kinh,….
Những trường hợp không nên ăn rau muống
Dù chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng vẫn có một số đối tượng không nên dùng rau muống:
Không nên ăn rau muống khi có vết thương hở
Rau muống làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hồi phục của vết thương hở, nó có thể khiến vết thương sau khi lành bị lồi ra, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của da.
Không nên ăn rau muống khi mắc một số bệnh
Một số chất trong rau muống sẽ làm người bị viêm khớp đau nhức khớp hơn. Bên cạnh đó, người bị bệnh sỏi thận cũng nên cẩn trọng với rau muống vì rau muống giàu muối khoáng, canxi,… Ngoài ra, rau muống giàu đạm nên cẩn trọng cho người bệnh gút.
Thêm vào đó, những người đang sử dụng thuốc Đông Y cũng cần tham khảo ý kiến của các y bác sĩ trước khi ăn rau muống để tránh những phản ứng không mong muốn.
Không nên ăn rau muống với sữa
Rau muống làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ các loại sữa vào cơ thể khi bạn kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc. Do đó, bạn nên chú ý khi dùng sữa và rau muống trong bữa ăn.
Hướng dẫn cách chọn mua rau muống tươi ngon, an toàn
Để lựa chọn những được những cọng rau muống tươi ngon, an toàn, bạn nên chọn những cọng rau to vừa phải, phần ngọn nhỏ và có vẻ cứng. Với những cọng to hơn bình thường thì rau đã bị nhiễm quá nhiều loại hóa chất.
Với những cọng rau muống bị héo lá, bị dập,… bạn không nên mua chúng vì chúng là rau cũ hoặc rau bị dập, bị hư. Rau muống ngon là những cọng rau giòn, mọng nước và có vẻ cứng nhưng kích thước không quá to.
Ngoài ra, với những cọng rau muống có lá màu xanh thẫm, nhìn từ xa trên mặt lá rất bóng và mướt. Rau này được bón quá nhiều phân và đạm, bạn không nên sử dụng chúng.
Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của rau muống, bạn nên mua rau muống khi rau vào mùa (từ tháng 4 – 6). Khi vào đúng vụ mùa, rau sẽ dễ dàng phát triển, do vậy, người nông dân không cần sử dụng quá nhiều loại hóa chất khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của rau.
Pgdphurieng.edu.vn hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin xung quanh rau muống. Từ đó, bạn và gia đình dung nạp dinh dưỡng từ rau muống một cách hiệu quả nhất.
Nguồn: bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đặc điểm, phân loại và cách dùng cây rau muống chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.