CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết phương trình phản ứng trao đổi giữa dung dịch muối với bazơ. Cụ thể ở đây là cho CuSO4 tác dụng với NaOH, sau phản ứng thu được kết tủa màu xanh lam.
1. Phương trình phản ứng NaOH+ CuSO4
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
2. Điều kiện phản ứng xảy ra giữa CuSO4 và NaOH
Nhiệt độ thường
3. Phương trình ion rút gọn CuSO4+ NaOH
Phương trình phân tử CuSO4 + NaOH
CuSO4+ 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Phương trình ion rút gọn
Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2↓
4. Hiện tượng CuSO4 tác dụng với NaOH
Dung dịch sau phản ứng xuất hiện kết tủa màu xanh lam chính là Cu(OH)2
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, ta thấy:
A. Có kết tủa xanh, kết tủa không tan
B. Có kết tủa trắng và có khí bay ra
C. Tạo kết tủa trắng xanh sau chuyển thành kết tủa đỏ nâu.
D. Tạo kết tủa xanh sau đó kết tủa tan.
Phương trình phản ứng minh họa
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Câu 2. Để nhận biết ba axit đặc nguội HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử
A. Fe.
B. CuO.
C. Al.
D. Cu.
B sai vì CuO tác dụng với 3 axit đều tạo dung dịch màu xanh và không có khí thoát ra
D đúng vì
Cu + HCl → không phản ứng
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
Khí mùi hắc
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
Khí màu nâu
Câu 3. Cho các mô tả sau:
(1). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2
(2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag
(3). Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3
(4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2
(5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)
(6). Không tồn tại Cu2O; Cu2S
Số mô tả đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3 .
D. 4.
(2) Đúng
(3) Đúng, Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
(4) Đúng, 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O
(5) Sai, đồng thuộc nhóm kim loại nặng
(6) Sai, có tồn tại 2 chất trên
Câu 5. Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:
A. CO2, KOH, HNO3, Zn
B. H2SO4, AgNO3, Ba(OH)2, Ag
C. KOH, CaCl2, Fe, H2SO4
D. KOH, BaCl2, Zn, Al
CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + K2SO4
CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4 ↓
CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu
3CuSO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3Cu
Câu 6. Hoà tan Na2CO3 vào hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M thì thu được một dung dịch A và 3,92 lit khí B (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 24,225 gam muối khan. Tính khối lượng Na2CO3 bị hoà tan
A. 37,1 gam
B. 18,55 gam
C. 24,7 gam
D. 27.83 gam
Phương trình hóa học xảy ra:
Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
0,25V ← 0,5V → 0,5V → 0,25V (mol)
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
1,5V ← 1,5V → 1,5V → 1,5V (mol)
Theo đầu bài ta có:
Số mol nCO2 = 0,25V + 1,5V = 3,92 : 22,4 = 0,175 (mol) (1)
Khối lượng muối thu được: 58,5.0,5V + 142.1,5V = 24,22 (g) (2)
V = 0,1 (lít) = 100ml.
Số mol nNa2CO3= nCO2 = 0,175 mol
Vậy khối lượng Na2CO3 đã bị hoà tan:
mNa2CO3 = 0,175 . 106 = 18,55 gam
Câu 7. Cho 9,125 gam muối hiđrocacbon phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hiđrocacbon là:
A. NaHCO3
B. Mg(HCO3)2
C. Ba(HCO3)2
D. Ca(HCO3)2
Phương trình: 2M(HCO3)n + nH2SO4 → M2(SO4)n+ 2nCO2 + 2nH2O
Ta thấy:
2 mol M(HCO3)n → 1 mol M2(SO4)n thì khối lượng giảm:
2,61n – 96n = 26n (g)
Vậy x mol M(HCO3)n → M2(SO4)nthì khối lượng giảm:
9,125 – 7,5 = 1,625 (g)
=> x = (1,625.2)/26n = 0,125/n (mol) => M + 61n = (9,125/0,125/n) = 73n => M = 12n
Cặp nghiệm phù hợp là: n = 2 và M = 24 (Mg)
Công thức của muối hiđrocacbonat là Mg(HCO3)2
Câu 8. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 0,2M , sau phản ứng thu được số mol CO2 là:
A. 0,03
B. 0,01
C. 0,02
D. 0,015
Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl
0,02 → 0,02 → 0,02
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
0,01 → 0,01
⇒ nCO2 = 0,01 mol