CuO + HCl → CuCl2 + H2O được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn giúp giải đáp thắc mắc nhiều bạn đọc liệu CuO có tác dụng với HCl không. Cũng như từ CuO ra CuCl2 bằng cách cho tác dụng với chất nào. Hy vọng tài liệu này giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc cũng như vận dụng tốt làm các dạng bài tập.
1. Phương trình phản ứng CuO ra CuCl2
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
2. Điều kiện phản ứng HCl ra CuCl2
Không có
3. Hiện tượng phản ứng HCl ra CuCl2
Chất rắn màu đen Đồng II Oxit (CuO) tan dần trong dung dịch, dung dịch xuất hiện màu xanh lam
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm để điều chế HCl người ta sử dụng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp sunfat
B. Phương pháp tổng hợp
C. Clo hóa các hợp chất hữu cơ
D. Sử dụng phương pháp khác
Hay còn gọi là phương pháp sunfat. Rồi hấp thụ vào nước để thu được dung dịch axit HCl
Phương trình phản ứng điều chế
Ở nhiệt độ < 250oC:
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
Ở nhiệt độ ≥ 400oC:
2NaCl + H2SO4→ Na2SO4 + 2HCl
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng
A. Nhôm có tính khử mạnh hơn crôm
B. Đồng thanh là hợp kim của đồng và thiếc
C. Cr(VI) oxit vừa là một oxit axit có tính oxi hóa mạnh.
D. Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp MgCl2 và HCl thì xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Câu 3. Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.
(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
(b) H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
(c) 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3
(d) S + Pb → PbS
Câu 4. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?
A. Làm thức ăn cho người và gia súc
B. Làm dịch truyền trong y tế
C. Điều chế Cl2, HCl, Nước Javen
D. Khử chua cho đất
Câu 5. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím
A. hóa đỏ.
B. hóa xanh.
C. không đổi màu.
D. mất màu.
Câu 6. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Ag
Fe tác dụng Cl2 tạo FeCl3; Fe tác dụng HCl tạo FeCl2
Zn tác dụng với Cl2 và HCl đều tạo ZnCl2
Zn + Cl2→ ZnCl2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 7. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách
A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO4 đăc, đun nóng.
C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.
D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.
Câu 8. Dãy chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch HCl
A. BaCO3, Al2O3, Ca(OH)2, Al
B. Ag, CaO, CO2, Fe
C. Cu, MgO, KOH, CO2
D. CO2, Na2O, KOH, NaBr
Các phương trình hóa học xảy ra:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Ca(OH)2 + 2HCl→ CaCl2 + 2H2O
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
B loại Ag, CO2
C loại Cu, CO2
D loại CO2, NaBr