Cúm gia cầm hay cúm A/H5N1 là một căn bệnh về hô hấp ở các loài gia cầm và có khả năng lây nhiễm cho người. Đây cũng là một căn bệnh rất nguy hiểm không kém Corona. Cùng tham khảo một số cách phòng chống bệnh ở bài viết dưới đây nhé.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong của cúm gia cầm đạt hơn 50% trong suốt 15 năm qua. Cho đến thời điểm hiện tại thì loại cúm này vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó sự chủ động trong việc phòng tránh cúm H5N1 là đến từ mỗi cá nhân. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh cúm H5N1 hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo:
Cúm A/H5N1 là gì?
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, do virus cúm type A, chủng H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Cúm A/H5N1 là bệnh đặc biệt nguy hiểm khác với các bệnh cúm thông thường.
Các con đường lây lan của cúm
Con đường nhanh và dễ dàng để lây bệnh đó chính là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm và chất thải của gia cầm nhiễm bệnh. Những gia cầm khỏe mạnh vẫn có thể bị nhiễm bệnh hoặc những trang trại chăn nuôi, nơi giết mổ gia cầm,…
Không thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết canh là một trong những món ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng, ăn phải gia cầm nhiễm bệnh, tỷ lệ mắc bệnh là vô cùng cao.
Trứng, thịt và các chế phẩm khác cũng tương tự.
Cuối cùng là qua đường hô hấp, khi người bệnh hắt hơi, ho,… virus cúm sẽ lan truyền và đi vào đường hô hấp của người khỏe mạnh.
Dấu hiệu của người nhiễm cúm A/H5N1
Những dấu hiệu của người nhiễm cúm A/H5N1 thường sẽ giống với các dấu hiệu của cúm thông thường nhưng sẽ có một vài triệu chứng nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu như:
-
Sốt cao đột ngột (trên 38 độ C).
-
Đau ngực.
-
Khó thở.
-
Kèm theo: Đau họng, ho khan, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi rã rời.
Các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H5N1
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
-
Vệ sinh cá nhân hàng ngày.
-
Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm mắc bệnh.
-
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng hàng ngày.
-
Thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm phải được nấu chín kỹ.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
-
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh.
-
Khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
Tăng cường sức khỏe và phòng bệnh
-
Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể.
-
Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau ngực, khó thở, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về cúm A/H5N1, mong rằng với những thông tin này, bạn đã hiểu hơn về loại cúm này cũng như có cách phòng bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Nguồn: Bộ Y tế – Cục Y tế Dự phòng
Bạn sẽ quan tâm:
-
Cúm A H5N1 có lây trực tiếp từ người sang người không?
-
Dấu hiệu nhận biết vật nuôi nhiễm cúm A/H5N1
-
Phân biệt cúm A H1N1 và cúm A H5N1
Nhớ đến Pgdphurieng.edu.vn gần nhất để lựa chọn những thực phẩm tươi sống nhé.
Pgdphurieng.edu.vn