pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Cúc tím (Echinacea) có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh không?

Tháng 10 28, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Cúc tím (Echinacea) có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh không? tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cúc tím (Echinacea) là một loài thực vật thuộc họ cúc, từ lâu Cúc tím đã được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch. Vậy Cúc tím thật sự có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh thông thường không. Cùng An Khang tìm hiểu để hiểu rõ hơn bạn nhé.

Khi nhắc đến việc chống lại bệnh cảm không do virut gây ra thì Cúc tím (Echinacea) được xem như một phương pháp có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi,…an toàn tiện lợi. Tuy nhiên liệu loài thảo mộc này có thật sự giúp bạn điều trị được cảm lạnh hay không, cùng tìm hiểu ngày sau đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Phương thức hoạt động của Cúc tím (Echinacea) trong bệnh cảm lạnh
  • Lưu ý khi sử dụng Cúc tím (Echinacea)

Phương thức hoạt động của Cúc tím (Echinacea) trong bệnh cảm lạnh

Cúc tím (Echinacea) có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh không?

Echinacea có thể giúp cơ thể tăng sản xuất các tế bào miễn dịch

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các kết luận dùng Echinacea để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường cho thấy loại thảo mộc này hiệu quả hơn giả dược trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh. Cụ thể trong một đánh giá phân tích tổng hợp của 14 nghiên cứu về việc dùng Echinacea để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường cho thấy tỷ lệ mắc cảm cúm thông thường giảm xuống 58% và giảm thời gian của các triệu chứng xuống 1,4 ngày [1].

Tham Khảo Thêm:   Cải bó xôi có tác dụng gì? 13 tác dụng của cải bó xôi có thể bạn chưa biết

Cúc tím dường như giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng cách tăng sản xuất các tế bào chịu trách nhiệm chống lại vi khuẩn có hại tồn tại trong cơ thể. Trong một nghiên cứu đa trung tâm dùng Echinacea để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng gồm gần 2500 người. Cho biết chiết xuất Echinacea đã được tìm thấy để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp tái phát và giảm các biến chứng như viêm phổi, viêm amidan và nhiễm trùng tai bằng cách chiết xuất của Echinacea giúp tăng sản xuất các tế bào miễn dịch trong cơ thể [2].

Ở một nghiên cứu trên 473 người bị cảm cúm sử dụng thức uống nóng từ Cúc tím có hiệu quả như một loại thuốc kháng virut trong việc điều trị các triệu chứng. Tuy nhiên, nghiên cứu trên được tài trợ bởi nhà sản xuất thuốc nên có thể đã ảnh hưởng đến kết quả [3].

Mặt khác trong một đánh tổng hợp của 24 nghiên cứu về tác dụng của Echinacea để điều trị cảm lạnh thông thường cho thấy rằng Cúc tím không ngăn ngừa đáng kể các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy loài thảo mộc thấy có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh thông thường [4].

Do đó cần có nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn để xác định xem loại thảo mộc này có thể giúp điều trị cảm lạnh thông thường hay không.

Tham Khảo Thêm:   Thuốc giảm đau khớp bị thu hồi do kém chất lượng

Lưu ý khi sử dụng Cúc tím (Echinacea)

Lưu ý khi sử dụng Cúc tím (Echinacea)

Liều khuyên dùng Echinacea mỗi ngày từ 450 – 4000mg trong tối đa 4 tháng

Cúc tím được chứng minh là có nhiều tác dụng như chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hoá… và được bán rộng rãi các cửa hàng y tế ở dạng trà, viên nén và cồn thuốc. Nhưng cần lưu ý liều lượng khi sử dụng của Cúc tím, liều lượng khuyên dùng mỗi ngày từ 450 – 4000mg trong thời gian tối đa 4 tháng.

Các nghiên cứu trên phụ nữ mang thai sau khi tiếp xúc với Cúc tím cho thấy loại thảo mộc này có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, tuy nhiên nên được sử dụng thận trọng cho đến khi có thêm các nghiên cứu chất lượng hơn trên người [5].

Ở trẻ em, Cúc tím có thể làm tăng nguy cơ phát ban nên không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Mặc dù Cúc tím thường được coi là an toàn nhưng vẫn nên sử dụng theo chỉ dẫn để tránh những tác dụng phụ tìm ẩn như đau dạ dày, buồn nôn, phát ban… Vì vậy nếu có bất kỳ tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn nào hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Qua bài viết này hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn khi sử dụng Cúc tím trong điều trị cảm lạnh, mặc dù có một số nghiên cứu về Cúc tím có thể không rõ có tác dụng đáng kể trong điều trị cảm lạnh thông thường nhưng tác dụng của Cúc tím đối với sức khoẻ hỗ trợ tăng cường miễn dịch cũng nên được cân nhắc.

Tham Khảo Thêm:   Acid folic (Vitamin B9) là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa nhiều acid folic

Nguồn: Healthline

Ban có thể quan tâm:

>>>>> Cúc tím là gì? Những lợi ích tuyệt vời mà Cúc tím mang đến cho sức khoẻ

>>>>> Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

Nguồn tham khảo
  • Evaluation of echinacea for the prevention and treatment of the common cold: a meta-analysis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17597571/

  • Echinacea reduces the risk of recurrent respiratory tract infections and complications: a meta-analysis of randomized controlled trials

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25784510/

  • Effect of an Echinacea-Based Hot Drink Versus Oseltamivir in Influenza Treatment: A Randomized, Double-Blind, Double-Dummy, Multicenter, Noninferiority Clinical Trial

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4528044/

  • Echinacea for preventing and treating the common cold

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4068831/

  • Pregnancy outcomes after prenatal exposure to echinacea: the Norwegian Mother and Child Cohort Study

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26895223/

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cúc tím (Echinacea) có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh không? tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Bài Viết Liên Quan

Ngôi thai ngược (ngôi mông) là gì? Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Ngôi thai ngược (ngôi mông) là gì? Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Bạn có biết vì sao ăn kiêng ít calo mà không giảm được cân?
Bạn có biết vì sao ăn kiêng ít calo mà không giảm được cân?
5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ
5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ
Previous Post: « Học tập và giải trí cùng game Toca Life World
Next Post: Carbomer là gì? Công dụng của Carbomer trong mỹ phẩm »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub