Bạn đang xem bài viết CPU là gì tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi bạn đi mua máy tính hay laptop thường hay quan tâm Card màn hình gì? CPU đời bao nhiêu? Vậy CPU có nghĩa là gì? Chắc là không khó đối với các bạn đam mê công nghệ, nhưng đối với những người ít tìm hiểu thì chắc chắn sẽ là câu hỏi khó. Vậy hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn.vn tìm hiểu xem CPU là gì?
1. CPU là gì?
CPU là từ viết tắt của Central Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm. Nó là bộ não của một chiếc máy tính đóng vai trò chỉ huy, xử lý các lệnh, thông tin nhận được và đưa ra lệnh để điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Là phần tử cốt lõi nhất, không thể thiếu của một chiếc máy tính.
2. Hình dạng của CPU
Trên là ví dụ về một chiếc CPU. Bộ vi xử lý được đặt và bảo mật vào một đế cắm CPU được gọi là CPU socket tương thích được tìm trên bo mạch chủ (main). CPU khi sử dụng sẽ sản sinh nhiệt, vì thế chúng thường được phủ một lớp tản nhiệt để làm mát giúp sử dụng trơn tru hơn.
Hầu hết ngày nay các loại CPU đều giống với ảnh ở trên.
3. Cấu tạo của CPU
Cấu tạo của một chiếc CPU gồm 3 thành phần chính:
– Bộ điểu khiển CU (Control Unit): là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Các yêu cầu và thao tác từ người dùng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy, sau đó mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý chính xác.
– Bộ tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit): có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học hay các phép tính một cách kỹ càng và đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp.
– Thanh ghi (Register ): Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC – Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.
4. Các thông số kĩ thuật của CPU
Tốc độ xử lý của CPU: là tần số tính toán và làm việc của nó được đo bằng đơn vị GHz hoặc MHz. Tốc độ xử lý nhanh hay chậm của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa…) Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ CPU:
– Số nhân xử lý (2, 4, 6, 10 nhân…) càng nhiều nhân càng mạnh.
– Công nghệ sản xuất (32 nm, 22 nm,14 nm…) càng nhỏ càng tiết kiệm điện và hiệu năng cao hơn.
– Công nghệ tăng tốc xử lý (pipeline, turbo boost, siêu phân luồng…).
– Bộ nhớ đệm.
– Đồ họa tích hợp.
– TDP: công suất thoát nhiệt.
FSB – (Front Side Bus): Là tốc độ truyền tải dữ liệu ra vào CPU hay là tốc độ dữ liệu chạy qua chân của CPU.
Bộ nhớ Cache: Vùng nhớ mà CPU dùng để lưu các phần của chương trình, các tài liệu sắp được sử dụng. Khi cần CPU sẽ tìm thông tin trên cache trước khi tìm trên bộ nhớ chính.
CPU usage: là mức độ hoạt động (Công suất làm việc hiện tại). Ví dụ 5%, 10%. Một số trường hợp bất thường CPU 100% thì cần phải xem lại hệ thống tản nhiệt bằng cách đo nhiệt độ. Quét virus, kiểm tra các chương trình lạ đang được kích hoạt, do lỗi update hệ điều hành…
Trên đây là những gì mà Pgdphurieng.edu.vn.vn giới thiệu cho các bạn muốn biết CPU là gì. Hi vọng các bạn nắm được những cấu tạo cơ bản của một chiếc CPU và tác dụng của CPU đối với máy tính của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết CPU là gì tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/cpu-la-gi/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: