Giải bài tập SGK Công nghệ Cơ khí 11 Bài 25 trang 130→135 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông thuộc chương 7: Ô tô.
Soạn Công nghệ 11 Bài 25 Kết nối tri thức các em hiểu được kiến thức về hệ thống phanh thủy lực, hệ thống phanh khí nén. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
I. Hệ thống phanh thủy lực
Câu hỏi: Hãy đọc mục 1 và cho biết các bộ phận chính của hệ thống giảm phanh?
Bài làm
Các bộ phận chính của hệ thống giảm phanh:
– Dẫn động lái
– Cơ cấu lái
– Trợ lực lái
Câu hỏi: Hãy quan sát sơ đồ Hình 25.3 kết hợp với đọc mục 2 và cho biết:
– Vì sao má phanh ép chặt được vào đĩa phanh?
– Việc thiết kế hai pít tông (số 3 và 4) trong xi lanh chính nhằm mục đích gì?
Bài làm
Lực tác dụng của người lái xe từ bàn đạp truyền đến các pít tông của xi lanh chính, đẩy dầu thuỷ lực đến xi lanh công tác của các cơ cấu phanh và tạo ra áp suất. Áp suất thuỷ lực tạo áp lực đẩy các má phanh ép chặt vào đĩa phanh, ma sát giữa đĩa phanh và các má phanh tạo ra mô men phanh bánh xe.
Việc thiết kế hai pittông trong xi lanh chính là để tạo ra hai dòng dẫn động phanh riêng biệt, giúp tăng độ tin cậy và tính năng an toàn của hệ thống phanh.
II. Hệ thống phanh khí nén
Câu hỏi: Hãy quan sát sơ đồ Hình 25.4 và cho biết: Má phanh ép vào trống phanh dưới tác dụng của lực nào?
Bài làm
Má phanh ép vào trống phanh dưới tác dụng của khí nén trong bầu phanh truyền quá cam ép.
Câu hỏi: Hãy so sánh hệ thống phanh khí nén với hệ thống phanh thủy lực.
Bài làm
Giống nhau: đều có các cơ cấu phanh và hệ thống dẫn động điều khiển phanh; cơ cấu phanh đều tạo ra mô men phanh nhờ ma sát giữa chỉ tiết cố định và chi tiết quay; trong quá trình phanh má phanh đều bị nung nóng và mài mòn dần; hệ thống dẫn động phanh đều có hai dòng riêng biệt.
Khác nhau: Hệ thống dẫn động điều khiển phanh thuỷ lực chỉ truyền và biến đổi lực tác động của người lái xe đến cơ cấu phanh để tạo lực ép má phanh vào đĩa (trống) phanh, hệ thống dẫn động điều khiển phanh khí nén không truyền lực tác dụng của người lái xe đến cơ cấu phanh mà chỉ điều tiết lượng khí nén từ bình chứa đến bầu phan để tạo lực ép má phanh vào trống phanh. Cơ cấu phanh trong hệ thống phanh khí nén không có khả năng tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.
III. Sử dụng và bảo dưỡng hệ thống phanh
Câu hỏi: Hãy đọc mục III và cho biết các lưu ý để sử dụng hệ thống phanh an toàn.
Bài làm
Các lưu ý sử dụng hệ thống phanh an toàn:
Trước khi khởi động động cơ, cần kiểm tra các tín hiệu cảnh báo tình trạng bất thường (nếu có) của hệ thống phanh trên bảng thông tin tín hiệu của xe và vận hành thử hệ thống phanh xem có hiện tượng gì bất thường không. Nếu phát hiện bất thường, hệ thống phanh cần được kiểm tra, khắc phục trước khi khởi hành.
Trong khi đang lái xe, nếu phát hiện đèn cảnh báo trạng thái bất thường của hệ thống phanh chính bật sáng, hãy thử đạp phanh để kiểm tra lực bàn đạp và hiệu lực phanh. Nếu phát hiện bất thường cần dừng xe và kiểm tra, sửa chữa ngay.
Định kì hằng tháng hoặc trước các chuyến đi xa, cần kiểm tra lượng dầu trong bình chúa dầu phanh để đảm bảo dầu phanh còn đủ theo yêu cầu, kiểm tra tình trạng hoạt động của các đèn báo phanh…
Câu hỏi: Hãy lập danh mục các nội dung cần kiểm tra đối với hệ thống phanh trước khi khởi hành một chuyến đi xa.
Bài làm
Cần kiểm tra:
– Lượng dầu trong bình chứa dầu phanh;
– Tình trạng hoạt động của các đèn báo phanh;
– Các tín hiệu cảnh báo tình trạng bất thường (nếu có) của hệ thống phanh trên bảng thông tin tín hiệu của xe;
– Vận hành thử hệ thống phanh xem có hiện tượng gì bất thường không.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông Giải Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức trang 130, 131, 132, 133, 134, 135 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.