Bạn đang xem bài viết Compressor là gì? Cách điều chỉnh compressor (bộ nén âm thanh) chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Compressor là một thiết bị hỗ trợ xử lý tín hiệu âm thanh chuyên nghiệp trong các hệ thống âm thanh. Trong bài viết dưới đây, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin compressor là gì và hướng dẫn chi tiết nhất để cân chỉnh compressor nhé!
Compressor là gì?
Compressor là một thiết bị âm thanh quan trọng trong quá trình thu âm và sản xuất âm nhạc. Với hiệu ứng compression, nó giúp giảm sự khác biệt về âm lượng giữa các tín hiệu âm thanh nhỏ nhất và lớn nhất.
Khi thu âm giọng hát hoặc nhạc cụ, âm thanh thường có những biến động về âm lượng theo từng giai đoạn của bản nhạc. Nhờ hiệu ứng compression, sự biến động này được giảm bớt, giúp cho âm thanh trở nên hài hòa hơn.
Compressor sẽ thiết lập một mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh được phát ra trong hệ thống của bạn, giúp cho âm thanh phát ra đạt hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, compressor cũng có thể được sử dụng để mix các bản nhạc hoặc giúp lọc âm của các nhạc cụ mà không làm méo tiếng.
Compressor là một trong những thiết bị quan trọng trong quá trình thu âm và điều chỉnh âm thanh
Ý nghĩa của Compressor trong hệ thống âm thanh
Khi sử dụng compressor, tín hiệu âm thanh sẽ được giảm âm lượng ở những đoạn có độ lớn vượt quá ngưỡng được thiết lập trước đó, trong khi vẫn giữ nguyên mức âm lượng của những đoạn có độ lớn thấp hơn ngưỡng đó.
Việc sử dụng compressor trong hệ thống âm thanh có thể giúp cân bằng âm lượng của các tín hiệu âm thanh khác nhau trong một bản thu, giảm sự biến động âm lượng và giúp cho âm thanh được phát ra có độ nhất quán và dễ nghe hơn.
Compressor cũng có thể được sử dụng để giảm tiếng ồn và tạo ra hiệu ứng âm nhạc đặc biệt. Ngoài ra, compressor còn được dùng để kiểm soát mức độ đầu vào của tín hiệu âm thanh, giúp người dùng có thể điều chỉnh âm lượng một cách dễ dàng hơn.
Compressor trong hệ thống âm thanh có tác dụng cân bằng âm lượng cho các tín hiệu âm thanh khác nhau
Cách chỉnh Compressor chuẩn nhất
Ở một số bộ compressor có thể có nhiều nút chỉnh hơn. Mỗi máy có thể thiết kế mỗi khác, nên bạn cần hiểu ý nghĩa để sử dụng một cách linh động.
- Bypass: Trực thông, cho tín hiệu qua thẳng không điều chỉnh gì.
- Noise Gate: Ngõ vào có định mức (âm lượng) bắt đầu cho tín hiệu qua, dưới mức đó mạch không hoạt động, mạch Noise Gate hoạt động ngược với compressor.
Dùng khi trong âm thanh có tiếng sôi hoặc tiếng ồn nhỏ, liên tục, không giải quyết hết được. Người ta tạm cắt bỏ tín hiệu nhỏ, chỉ cho tín hiệu lớn hơn mức nào đó đi qua, tiếng ồn sẽ nhỏ không nghe thấy. Nên sử dụng cẩn thận vì những âm thanh nhỏ cố ý cũng bị cắt mất.
Cần hiểu rõ các thông số để điều chỉnh compressor đạt hiệu quả nhất
Trong các mạch compressor, Noise gate, Limiter, ta cần điều chỉnh các chi tiết sau:
- Input/Output Gain: Chỉnh âm lượng ngõ vào và ra. Nên chỉnh sao cho mức ra bằng mức vào (nghĩa là nhấn/nhả BYPASS thấy âm lượng gần giống nhau).
- Threshold: Mức bắt đầu cho qua hay bắt đầu nén, tính bằng dB hoặc Volt. Hãy điều chỉnh và quan sát đèn báo Gain Reduction.
- Attack: Định tốc độ đáp ứng của mạch đối với các tín hiệu “có vấn đề” (tính bằng miligiây, từ 1 ~ 500ms). Thường ở khoảng 200ms.
- Release: Thời gian mạch ngưng không nén hay hạn biên nửa sau khi tín hiệu đã ổn định (từ 1 ~ 5000ms). Thường ở khoảng 1000ms tức khoảng 1 giây. Hai nút trên chỉnh sao cho âm thanh nén có hiệu quả nhưng tác dụng nén không quá lớn, đến mức nghe thấy khó chịu.
- Peak: Mức tín hiệu đỉnh.
- Saturation: Mức tín hiệu bão hòa, ở mức đó âm lượng không tăng lên được nữa.
- Ratio: Tỉ lệ nén (ví dụ nếu tín hiệu là +2dB thì nén bao nhiêu %). Ta có thể tùy chọn chẳng hạn như 10% hoặc chọn mặc định.
Trên đây là thông tin về compressor và hướng dẫn cách cân chỉnh compressor (bộ nén âm thanh) chi tiết nhất. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Compressor là gì? Cách điều chỉnh compressor (bộ nén âm thanh) chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.