CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O là phản ứng hóa học, được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học Hóa học 11…. cũng như các dạng bài tập về dung dịch kiềm.
1. Phương trình phản ứng CO2 tác dụng Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
kết tủa trắng
2. Điều kiện phản ứng CO2ra Ca(OH)2
Không có
3. Cách tiến hành phản ứng cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
Sục khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2
4. Hiện tượng Hóa học CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
Xuất hiện kết tủa trắng Canxi cacbonat (CaCO3) làm đục nước vôi trong
5. Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2
Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (1)
Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (2)
Đặt T = nCO2 : nCa(OH)2
Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaCO3
Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2
Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.
6. Bài tập vận dụng minh họa
Câu 1. Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, MgO, Al2O3 vào một lượng nước dư, thu được
dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa là
A. MgO.
B. Mg(OH)2.
C. Al(OH)3.
D. CaCO3.
Na2O + H2O → 2Na+ + 2OH-
CaO + H2O → Ca2+ + 2OH-
Al2O3 + 2OH- →2AlO2– + H2O
Vậy dung dịch X có chứa Na+, Ca2+, AlO2-, OH- (có thể dư)
Khi sục CO2 dư vào dd X:
CO2 + OH- → HCO3–
CO2+ AlO2– + H2O → Al(OH)3↓ + HCO3–
Vậy kết tủa thu được sau phản ứng là Al(OH)3
Câu 2. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong
dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 2
Phương trình phản ứng xảy ra
SO3 + H2O → H2SO4
BaCl2 + H2SO4→ BaSO4↓ + 2HCl
BaCl2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + 2HCl + Na2SO4
BaCl2 + Na2SO3 → 2NaCl + BaSO3↓
BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4↓
Câu 3. Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan
B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện
C. lúc đầu không thấy hiện tượng, sau đó có kết tủa xuất hiện
D. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan
Phương trình phản ứng xảy ra
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Câu 4. Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có hiện tượng
A. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
B. không có hiện tượng.
C. kết tủa trắng xuất hiện.
D. bọt khí và kết tủa trắng.
Phương trình phản ứng xảy ra
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
CaCO3↓ + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Câu 5. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1g.
B. 1,5g
C. 2g
D. 2,5g
nCa(OH)2 = 2.0,01 = 0.02 (mol)
Xét tỉ lệ:
1 < nCO2/nCa(OH)2= 0,03/0,02 = 1,5 < 2
→ Phản ứng tạo hai muối là CaCO3và Ca(HCO3)2, khi đó cả CO2 và Ca(OH)2 đều hết
Gọi x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 ta có:
Các Phương trình phản ứng xảy ra
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O(1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Theo phương trình phản ứng (1):
nCO2= nCa(OH)2 = nCaCO3 = x (mol)
Theo phương trình phản ứng (2):
nCO2 = 2nCa(HCO3)2 = 2y (mol)
nCa(OH)2= nCa(HCO3)2 = y (mol)
Từ đó ta có hệ phương trình sau:
x + 2y = 0,03 (3)
x + y = 0,02 (4)
Giải hệ phương trình (3), (4) ta được:
→ x = y = 0, 01(mol) →x = y= 0,01 (mol)
mKết tủa= mCaCO3 = 0,01.100 = 1(g)
Câu 6. Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, hiện tượng xảy ra:
A. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.
B. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi lại giảm.
C. Có kết tủa ngay, nhưng kết tủa tan trở lại ngay sau khi xuất hiện.
D. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần đến một giá trị không đổi.
Phương trình phản ứng xảy ra
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc) CO2 vào 200 ml dd hỗn hợp (Ba(OH)2 1,2M và NaOH 2M), phản ứng hoàn toàn thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị V là:
A. 3,136
B. 2,24 hoặc 15,68
C. 17,92
D. 3,136 hoặc 16,576.
nBaCO3= 0,08 mol < nBa(OH)2 = 0,1 mol
Nên có 2 trường hợp
Trường hợp 1: Chưa có sự hòa tan kết tủa
nCO2 = nBaCO3= 0,08 mol => V = 0,08.22,4 = 1,792 lít
Trường hợp 2: Đã có sự hòa tan kết tủa
=> nCO2 = nOH – nCO32- = (nNaOH + 2nBa(OH)2) – nBaCO3= 0,32 mol
=> V = 0,32.22,4 = 7,168 lít
Câu 8. Để nhận biết 2 dung dịch chứa: NaOH và Ca(OH)2 đựng trong 2 lọ mất nhãn, có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. Al2O3
B. BaCl2
C. HCl
D. CO2
CO2 làm đục nước vôi trong, còn NaOH không hiện tượng.
Phương trình phản ứng xảy ra
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 9. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, NaOH
B. H2SO4, HNO3
C. NaOH, Ca(OH)2
D. BaCl2, NaNO3
B. Sai vì H2SO4, HNO3 là axit pH < 7
C. Đúng NaOH, Ca(OH)2 là dung dịch kiềm pH > 7
D. BaCl2, NaNO3 có môi trường trung hòa nên pH = 7
Câu 10. Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:
A. Quỳ tím
B. HCl
C. NaCl
D. H2SO4
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, thì chất ban đầu là Ba(OH)2
Phương trình phản ứng xảy ra
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Câu 11. NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
Câu 12. Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch (không tác dụng được với nhau) là:
A. NaOH, KNO3
B. Ca(OH)2, HCl
C. Ca(OH)2, Na2CO3
D. NaOH, MgCl2
Đáp án A đúng vì NaOH và KNO3không phản ứng với nhau
Loại B. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Loại C. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
Loại D. NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl
Câu 13. Phải dùng bao nhiêu lit CO2 (đktc) để hòa tan hết 20 g CaCO3 trong nước, giả sử chỉ có 50% CO2 tác dụng. Phải thêm tối thiểu bao nhiêu lit dd Ca(OH)2 0,01 M vào dung dịch sau phản ứng để thu được kết tủa tối đa. Tính khối lượng kết tủa:
A. 4,48 lit CO2, 10 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
B. 8,96 lit CO2, 10 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
C. 8,96 lit CO2, 20 lit dung dịch Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
D. 4,48 lit CO2, 12 lit dung dịch Ca(OH)2, 30 g kết tủa.
Phương trình hóa học
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
x……….x………………………..x
Phương trình hóa học ta có
nCO2 lý thuyết = x = nCaCO3 = 0,2 mol
=> nCO2 tt = nCO2 lt/50%.100% = 0,4 mol
V CO2 tt = 0,4.22,4 = 8,96 lít
Ta có phương trình phản ứng hóa học
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
x……….x………………………..x
Vậy tối thiểu cần là x = 0,2 mol ⇒ VCa(OH)2 = 0,2/0,01 = 20 lít
nCaCO3 = 2x = 0,4 mol
⇒ m↓ = 0,4.100 = 40g
Câu 14. Cho 1,12 lit khí sunfurơ (đktc) hấp thụ vào 100 ml dd Ba(OH)2 có nồng độ aM thu được 6,51 g ↓ trắng, trị số của a là:
A. 0,3
B . 0,4
C. 0,5
D. 0,6
SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)
BaSO3 + SO2 + H2O → Ba(HSO3)2 (2)
Theo phương trình (1) nSO2 = 0,1.a mol, nBaSO3 = 0,1.a mol
Theo phương trình (2) nBaSO3 =0,1a – 0,03 mol => nSO2 = 0,2a – 0,03 mol
Tổng số mol SO2 là: nSO2 = 0,1a + 0,1a – 0,03 = 0,05 → a = 0,4M
Câu 15. Dẫn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) qua 250ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dụng dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m?
A. 31,5 g
B. 21,9 g
C. 25,2 g
D. 17,9 gam
nNaOH = 0,25 mol
Ta thấy: 1< T < 2 nên tạo ra 2 muối NaHCO3 và Na2CO3
Gọi x và y lần lượt là số mol của NaHCO3 và Na2CO3
Ta có các phương trình phản ứng
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
x ← x ← x (mol)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 (2)
y ← 2y ← y (mol)
Theo bài ra và phương trình phản ứng ta có hệ phương trình như sau
nCO2 = x + y = 0,2 (3)
nNaOH = x + 2y = 0,25 (4)
Giải hệ phương trình ta có x = 0,15 (mol) và y = 0,05 (mol)
Khối lượng muối khan thu được:
mNaHCO3 + mNa2CO3 = 84.0,15 + 106.0,05 = 17,9 gam
Câu 16. Hấp thụ hoàn toàn 15,68 lít khí CO2(đktc) vào 500ml dung dịch NaOH có nồng độ C mol/lít. Sau phản ứng thu được 65,4 gam muối. Tính C.
A. 1,5M
B. 3M
C. 2M
D. 1M
Gọi số mol của muối NaHCO3và Na2CO3 lần lượt là x và y
Ta có các phương trình phản ứng hóa học:
CO2+ NaOH → NaHCO3 (1)
x ← x ← x (mol)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 (2)
y ← 2y ← y (mol)
Theo bài ra và phương trình phản ứng ta có hệ phương trình như sau
nCO2= x + y = 0,7 (3)
Khối lượng của muối là:
84x + 106y = 65.4 (4)
Giải hệ từ (3) và (4) ta được: x = 0,4 (mol) và y = 0,3 (mol)
Từ phương trình phản ứng ta có: n = x + 2y = 0,4 + 2.0,3 = 1 (mol)
Vậy nồng độ của 500ml ( tức 0,5 l) dung dịch NaOH là C = n/V = 1/0,5 = 2M
Câu 17. Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi kéo dài hàng triệu năm. Quá trình này được giải thích bằng phương trình hóa học nào sau đây ?
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
B. Mg(HCO3)2→ MgCO3 + CO2 + H2O
C. CaCO3+ CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
D. CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O
phản ứng nghịch: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 giải thích sự xâm thực của nước mưa
Câu 18. Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. đồng (II) oxit và mangan oxit
B. đồng (II) oxit và magie oxit.
C. đồng (II) oxit và than hoạt tính.
D. than hoạt tính.
Vì CuO và MnO có phản ứng với CO nhưng ở nhiệt độ cao MgO không phản ứng với CO
Câu 19. Từ các sơ đồ phản ứng sau:
2X1 + 2X2 → 2X3 + H2↑
X3 + CO2 → X4
X3 + X4 → X5+ X2
2X6 + 3X5 + 3X2 → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl
Các chất thích hợp tương ứng với X3, X5, X6 lần lượt là
A. KHCO3, K2CO3, FeCl3.
B. KOH, K2CO3, Fe2(SO4)3.
C. KOH, K2CO3, FeCl3.
D. NaOH, Na2CO3, FeCl3.
2K + 2H2O → 2KOH + H2↑
X3 + CO2 → X4
KOH + CO2 → KHCO3
X3 + X4 → X5 + X2
KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
2X6 + 3X5 + 3X2 → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl
FeCl3 + K2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl
Vậy X3, X5, X6 lần lượt là KOH; K2CO3, FeCl3.
Câu 20. Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. đồng (II) oxit và mangan oxit.
B. đồng (II) oxit và magie oxit.
C. đồng (II) oxit và than hoạt tính.
D. than hoạt tính.
Vì CuO và MnO có phản ứng với CO nhưng ở nhiệt độ cao
MgO không phản ứng với CO
Câu 21. Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:
A. Quỳ tím và dung dịch HCl
B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3
D. Quỳ tím và dung dịch NaCl
Dùng dung dịch K2CO3: dung dịch NaOH không hiện tượng, dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng
Phương trình hóa học
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Câu 22. Cho các khí: C4H6, CH4, CO2. Dùng hóa chất nào để nhận biết các khí trên?
A. Dung dịch AgNO3 và dung dịch KMnO4.
B. Dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch Ca(OH)2 vàquỳ tím ẩm.
D. Dung dịch Br2 và dung dịch Ca(OH)2.
Dung dịch brom nhạt màu dần tới mất màu là C4H6.
Phương trình hóa học:
C4H6 + 2Br2 → C4H6Br4.
Không thấy hiện tượng là CH4, CO2.
Dẫn khí CH4, CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 thấy hiện tượng:
Xuất hiện kết tủa trắng là CO2.
Phương trình hóa học: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Không có hiện tượng gì là CH4.