pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Cỏ ngọt là gì? 8 tác dụng của cỏ ngọt đối với sức khoẻ bạn nên biết

Tháng 10 28, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Cỏ ngọt là gì? 8 tác dụng của cỏ ngọt đối với sức khoẻ bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cỏ ngọt được biết đến là một chất thay thế đường vừa an toàn, lành mạnh vừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu tác dụng của cỏ ngọt qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Cỏ ngọt là gì?
  • Công dụng của đường cỏ ngọt
  • Các dạng dùng của cỏ ngọt
  • Liều dùng an toàn của cỏ ngọt
  • Tác dụng phụ của cỏ ngọt

Cỏ ngọt là gì?

Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) là là một loại cây bụi, có nguồn gốc từ Bắc và Nam Mỹ, vị ngọt tự nhiên. Tuy không có calo nhưng ngọt hơn 200 lần so với đường ăn nên cỏ ngọt được sử dụng như một giải pháp thay thế cho đường trong nhiều món ăn và đồ uống.[1]

Stevioside và rebaudioside A là thành phần chính có trong chiết xuất cỏ ngọt. Đặc biệt, lá chứa stevioside ở một nồng độ lên đến khoảng 18%.[2]

Thực tế, trên thị trường có nhiều loại cỏ ngọt khác nhau về chất lượng nhờ kĩ thuật tinh chế cao và kết hợp với các chất làm ngọt khác như erythritol, dextrose và maltodextrin. Vì vậy nó có thể làm thay đổi ảnh hưởng của cỏ ngọt đến sức khỏe.

Cỏ ngọt là gì? 8 tác dụng của cỏ ngọt đối với sức khoẻ bạn nên biết

Cỏ ngọt là là một loại cây bụi, có nguồn gốc từ Bắc và Nam Mỹ, có vị ngọt tự nhiên

Công dụng của đường cỏ ngọt

Hỗ trợ người bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu ở 12 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy việc sử dụng cỏ ngọt với bữa ăn dẫn đến lượng đường trong máu giảm nhiều hơn sau ăn.[3]

Nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra rằng chất làm ngọt trong cỏ ngọt không cung cấp calo cũng như làm giảm đáng kể lượng đường và mức insulin sau ăn.[4]

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở chuột mắc bệnh tiểu đường nhận thấy rằng rằng chiết xuất cỏ ngọt làm giảm lượng đường trong máu và nồng độ HbA1C khoảng 5,32%.[5]

Do đó, sử dụng cỏ ngọt trong chế độ ăn có thể là liệu pháp dinh dưỡng đầy hứa hẹn để kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan.

Tham Khảo Thêm:   Tinh dầu hạt cà rốt là gì? Những lợi ích tinh dầu hạt cà rốt mang đến cho sức khoẻ

Bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm có công dụng hỗ trợ tiểu đường có tại các Nhà thuốc An Khang. Chúng sẽ giúp kiểm soát và ổn định lượng đường huyết cho người bệnh.

Sử dụng cỏ ngọt có thể là liệu pháp dinh dưỡng đầy hứa hẹn để kiểm soát bệnh tiểu đường

Sử dụng cỏ ngọt có thể là liệu pháp dinh dưỡng đầy hứa hẹn để kiểm soát bệnh tiểu đường

Kiểm soát cân nặng

Lượng đường bổ sung vào cơ thể được chứng minh đóng góp trung bình 16% tổng lượng calo trong chế độ ăn uống, khiến tăng cân và giảm kiểm soát lượng đường trong máu.[6]

Cỏ ngọt lại là chất làm ngọt tự nhiên không chứa calo và ngọt hơn đường ăn từ 100 đến 300 lần. Do đó, khi sử dụng trong chế độ ăn, cỏ ngọt có thể cân bằng để giúp giảm lượng năng lượng, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân mà không làm mất đi hương vị của món ăn.[7]

Cỏ ngọt có thể cân bằng để giúp giảm lượng năng lượng, kiểm soát cân nặng mà không làm mất đi hương vị của món ăn

Cỏ ngọt có thể cân bằng để giúp giảm lượng năng lượng, kiểm soát cân nặng mà không làm mất đi hương vị của món ăn

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy

Kaempferol là một chất chống oxy hóa có trong cây cỏ ngọt.[8]

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kaempferol hoạt động như một chất ức chế mạnh, có thể làm giảm 23% nguy cơ ung thư tuyến tụy.[9]

Kaempferol trong cỏ ngọt có thể làm giảm 23% nguy cơ ung thư tuyến tụy

Kaempferol trong cỏ ngọt có thể làm giảm 23% nguy cơ ung thư tuyến tụy

Hỗ trợ giảm huyết áp

Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy cỏ ngọt có khả năng giúp giảm huyết áp nhờ tác dụng bình thường hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim.[10]

Ngoài ra, một số glycoside khác có trong cỏ ngọt có thể làm giãn mạch máu, tăng khả năng đi tiểu và tạo điều kiện đào thải natri ra khỏi cơ thể, làm giảm huyết áp, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Cỏ ngọt có khả năng giúp giảm huyết áp nhờ tác dụng bình thường hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim

Cỏ ngọt có khả năng giúp giảm huyết áp nhờ tác dụng bình thường hóa huyết áp và điều hòa nhịp tim

Có thể làm giảm mức cholesterol

Nghiên cứu năm 2017 trên 20 phụ nữ khi tiêu thụ chiết xuất cỏ ngọt làm giảm đáng kể mức cholesterol, triglyceride, LDL-C trong khi tăng HDL-C – một cholesterol có lợi cho sức khỏe.[11]

Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm giúp giảm mỡ máu, cholesterol và triglyceride đồng thời phòng ngừa nguy cơ xơ vữa mạch máu tại Nhà thuốc An Khang.

Tham Khảo Thêm:   Những loại nước không nên uống vào buổi sáng

Cỏ ngọt làm giảm đáng kể mức cholesterol và tăng HDL-C

Cỏ ngọt làm giảm đáng kể mức cholesterol và tăng HDL-C

Có thể hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe răng miệng

Cỏ ngọt giúp làm giảm sự hình thành vi khuẩn trong miệng, khiến nó trở thành một chất phụ gia phổ biến cho kem đánh răng và nước súc miệng.

Ngoài ra, một nghiên cứu cũng cho thấy cỏ ngọt có thể ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi, điều mà sucrose – loại đường được tạo thành từ glucose liên kết với fructose chắc chắn không làm được.[12]

Cỏ ngọt có thể ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi

Cỏ ngọt có thể ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi

Có thể giúp cải thiện chăm sóc da

Chiết xuất cỏ ngọt được cô đặc và lên men trong bể kín nhiệt khi sử dụng giúp ức chế sự lây lan của vi khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện hiệu quả điều trị bệnh ngoài da như bỏng da, hỗ trợ điều trị da mụn, phát ban nhiệt, chàm, viêm da tiếp xúc,…[13]

Cỏ ngọt có thể cải thiện hiệu quả điều trị bệnh ngoài da như chàm

Cỏ ngọt có thể cải thiện hiệu quả điều trị bệnh ngoài da như chàm

Có thể ngăn ngừa loãng xương

Cỏ ngọt có thể hỗ trợ trong việc tăng mật độ khoáng của xương, tăng cường chuyển hóa canxi và điều trị loãng xương dựa trên một nghiên cứu trên động vật.[14]

Cỏ ngọt có thể hỗ trợ trong việc tăng mật độ khoáng của xương, ngăn ngừa loãng xương

Cỏ ngọt có thể hỗ trợ trong việc tăng mật độ khoáng của xương, ngăn ngừa loãng xương

Các dạng dùng của cỏ ngọt

Tùy thuộc vào mức độ chế biến, cỏ ngọt có thể được tìm thấy ở ba dạng:

  • Stevia lá xanh: Đây là dạng ít được chế biến nhất, sản xuất từ lá cỏ ngọt sấy khô, nghiền mịn, ngọt gấp 30 – 40 lần đường và hơi đắng.
  • Chiết xuất từ ​​cây cỏ ngọt ngọt hơn đường 200 lần và tương đối ít đắng hơn so với stevia lá xanh. Chiết xuất có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột.
  • Stevia biến đổi là dạng stevia đã được xử lý nhiều nhất, kết hợp với các chất làm ngọt khác khiến vị ngọt hơn đường 200 – 400 lần và thường được coi là dạng kém nhất của stevia.

Chiết xuất từ ​​cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột

Chiết xuất từ ​​cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột

Liều dùng an toàn của cỏ ngọt

Nhiều cơ quan quản lý toàn cầu hiện đã xác định rằng chiết xuất cỏ ngọt có độ tinh khiết cao là an toàn để tiêu thụ trong các mức khuyến nghị, bao gồm cả trẻ em.

Tham Khảo Thêm:   Thiếu Vitamin A, trẻ nhỏ sẽ dễ mắc nhiều bệnh hơn

Theo FDA xác định lượng tiêu thụ hàng ngày có thể lên tới 4mg mỗi kilogam cân nặng.[15]

Lượng tiêu thụ hàng ngày của cỏ ngọt có thể lên tới 4mg mỗi kilogram

Lượng tiêu thụ hàng ngày của cỏ ngọt có thể lên tới 4mg mỗi kilogram

Tác dụng phụ của cỏ ngọt

Các nghiên cứu an toàn đã đánh giá rằng chiết xuất cỏ ngọt không có tác dụng phụ.[16]

Tuy nhiên, người nhạy cảm có thể có các tác dụng phụ như:

  • Dị ứng.
  • Đầy hơi.
  • Chuột rút.
  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt.

Đầy hơi là một tình trạng hay gặp khi có tác dụng phụ của cỏ ngọt[

Đầy hơi là một tình trạng hay gặp khi có tác dụng phụ của cỏ ngọt

Xem thêm:

  • Các sản phẩm cỏ ngọt tốt trên thị trường
  • Có nên sử dụng cỏ ngọt thay thế cho đường không?

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cỏ ngọt và tác dụng mà nó mang lại cho sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu thấy hữu ích bạn nhé.

Nguồn: Medicalnewstoday, Healthline

Nguồn tham khảo
  • Natural sweeteners in a human diet

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26400114/

  • Stevioside

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14561506/

  • Antihyperglycemic effects of stevioside in type 2 diabetic subjects

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14681845/

  • Effects of stevia, aspartame, and sucrose on food intake, satiety, and postprandial glucose and insulin levels

    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0195666310000826

  • Anti diabetic property of aqueous extract of Stevia rebaudiana Bertoni leaves in Streptozotocin-induced diabetes in albino rats

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29890969/

  • Dietary Guidelines for Americans 2010

    https://health.gov/sites/default/files/2020-01/DietaryGuidelines2010.pdf

  • Stevia (Stevia rebaudiana) a bio-sweetener: a review

    https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.3109/09637480903193049

  • The Flavonoids of Stevia rebaudiana

    https://www.researchgate.net/publication/231715427_The_Flavonoids_of_Stevia_rebaudiana

  • Kaempferol Inhibits Pancreatic Cancer Cell Growth and Migration through the Blockade of EGFR-Related Pathway In Vitro

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4866780/

  • Efficacy and tolerability of oral stevioside in patients with mild essential hypertension: A two-year, randomized, placebo-controlled study

    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S014929180380334X

  • Effect of Stevia Extract Intervention on Lipid Profile

    https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09735070.2009.11886351

  • An Overview on Stevia: A Natural Calorie Free Sweetener

    http://www.ijapbc.com/files/18-1322.pdf

  • Stevia extract-containing medicine

    https://patents.google.com/patent/US5262161

  • High-Potency Sweetener Composition for Treatment and/or Prevention of Osteoporosis and Compositions Sweetened Therewith

    https://patents.google.com/patent/US20070116836

  • Stevia

    https://www.drugs.com/npp/stevia.html

  • Effects of stevia, aspartame, and sucrose on food intake, satiety, and postprandial glucose and insulin levels

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2900484/

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cỏ ngọt là gì? 8 tác dụng của cỏ ngọt đối với sức khoẻ bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Bài Viết Liên Quan

Ngôi thai ngược (ngôi mông) là gì? Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Ngôi thai ngược (ngôi mông) là gì? Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Bạn có biết vì sao ăn kiêng ít calo mà không giảm được cân?
Bạn có biết vì sao ăn kiêng ít calo mà không giảm được cân?
5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ
5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ
Previous Post: « Cách làm bò né phô mai chấm bánh mì cực ngon
Next Post: Tinh dầu bưởi là gì? Tác dụng thần kỳ của tinh dầu bưởi với da, tóc, sức khỏe »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub