Bạn đang xem bài viết Cỏ lúa mạch là gì? Lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cỏ lúa mạch thường được mệnh danh là một loại siêu thực phẩm. Loài cỏ này được sử dụng phổ biến bởi vài trò kiểm soát cân nặng, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Hãy cùng tìm hiểu về cỏ lúa mạch qua bài viết dưới đây nhé.
Lúa mạch được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, từ làm bia đến làm bánh mì. Tuy nhiên, không chỉ hạt có nhiều ứng dụng mà lá của nó còn được sử dụng là một loại rau bổ dưỡng. Bạn có thể bắt gặp nước ép cỏ lúa mạch tại các quầy nước trái cây, trong các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe…
Cỏ lúa mạch là gì?
Cỏ lúa mạch là lá của những cây lúa mạch non chưa bắt đầu tạo hạt. Trong giai đoạn này, cây lúa mạch phát triển mạnh mẽ với đầy đủ chất dinh dưỡng, vì vậy cỏ lúa mạch rất giàu chất dinh dưỡng.
Cỏ lúa mạch đã được nghiên cứu rộng rãi về các tác dụng có lợi cho sức khỏe và thường được đưa vào các loại nước trái cây và chất bổ sung màu xanh lá cây.
Cỏ lúa mạch tươi có thể khó tìm, nhưng nó có sẵn ở các dạng khác, bao gồm bột, nước trái cây, viên nén và kẹo cao su… Nó thường được kết hợp với một số thành phần xanh lá khác trong các loại thực phẩm chức năng, bao gồm cải xoăn, tảo xoắn và cỏ lúa mì.
Thành phần dinh dưỡng của cỏ lúa mạch
Cỏ lúa mạch rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng. Một khẩu phần 50 gam cỏ lúa mạch chứa:
– Lượng calo: 159 calo
– Chất đạm: 13 gam
– Chất béo: 2 gam
– Carbohydrate: 36 gam
– Chất xơ: 15 gam
– Đường: 21 gam
Cỏ lúa mạch rất giàu axit amin, đóng vài trò như những viên gạch xây nên hệ thống protein trong cơ thể. 9 loại axit amin thiết yếu mà cỏ lúa mạch cung cấpgiúp bảo vệ cơ bắp, mạch máu và thậm chí cả tủy xương của cơ thể người.
Cỏ lúa mạch cũng là một nguồn cung cấp:
– Vitamin C
– Vitamin A
– Magie
– Canxi
– Phospho
– Chất chống oxy hóa
Ngoài ra, cỏ lúa mạch rất giàu polyphenol và flavonoid. Các hợp chất này hoạt động như chất chống oxy hóa để giảm stress oxy hóa và bảo vệ chống lại các loại bệnh mãn tính.
Lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mạch
Cân bằng đường huyết
Một số nghiên cứu cho thấy cỏ lúa mạch có thể giúpduy trì ổn định lượng đường trong máu. Điều này có thể là nhờ vào hàm lượng chất xơ không hòa tan trong nước. Người ta chứng minh rằng tăng lượng chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.[1]
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng của cỏ lúa mạch đặc biệt còn hạn chế. Cần nghiên cứu thêm để xác định xem việc tiêu thụ loại cây này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Thêm cỏ lúa mạch vào chế độ ăn uống là một cách tuyệt vời để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Theo một nghiên cứu ở 36 người mắc bệnh tiểu đường, uống 15 gam chiết xuất từ lá lúa mạch trong 4 tuần làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL (có hại), là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.[2]
Cỏ lúa mạch chứa các hợp chất như saponarin, axit gamma-aminobutyric (GABA) và tryptophan, tất cả đều có liên quan đến việc giúp giảm huyết áp, giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Giúp kiểm soát cân nặng
Cỏ lúa mạch có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân lành mạnh. Chất xơ di chuyển chậm rãi trong cơ thể, tạo cảm giác no lâu hơn để giảm cảm giác đói và sự thèm ăn. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tăng lượng chất xơ hấp thu có thể thúc đẩy giảm cân.[3]
Duy trì sức khỏe xương
Canxi là thành phần chính xây dựng nên xương, vì vậy có một nguồn canxi tốt trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Canxi có trong cỏ lúa mạch có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và giữ cho răng khỏe mạnh.
Lưu ý khi sử dụng cỏ lúa mạch
Mặc dù cỏ lúa mạch nói chung là an toàn để tiêu thụ cho hầu hết mọi người, nhưng có một số tác dụng phụ mà bạn cần xem xét trước khi bắt đầu sử dụng.
Một số sản phẩm từ cỏ lúa mạch có thểchứa nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin K hoặc kali.
Những người dùng thuốc làm loãng máu như warfarinnên theo dõi lượng tiêu thụ cỏ lúa mạch để tránh tác dụng phụ gây tăng chảy máu.
Những người bị bệnh thận có thể được khuyên nên hạn chế tiêu thụ nhiều cỏ lúa mạch để giúp giữ lượng kali trong máu ở mức bình thường.
Những người bị bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm cỏ lúa mạch. Mặc dù gluten chỉ được tìm thấy trong hạt của hạt lúa mạch, nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm chéo.
Qua bài viết, bạn đã thấy được rằng cỏ lúa mạch rất giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe. Nếu muốn sử dụng các sản phẩm từ cỏ lúa mạch, bạn nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia đồng thời chọn mua ở các cửa hàng uy tín để có được sản phẩm chất lượng,
Nguồn: Healthline, WebMD
Nguồn tham khảo
-
Beneficial effects of high dietary fiber intake in patients with type 2 diabetes mellitus
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10805824/
-
Effects of young barley leaf extract and antioxidative vitamins on LDL oxidation and free radical scavenging activities in type 2 diabetes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11976562/
-
Effects of Dietary Fiber and Its Components on Metabolic Health
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3257631/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cỏ lúa mạch là gì? Lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.