Nhiều người nhầm lẫn bởi nhiều sự tương đồng của cờ lê, mỏ lết do công dụng của chúng khá tương tự nhau. Hãy cùng tìm hiểu về điểm khác nhau của hai loại dụng cụ này thông qua bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Cờ lê là gì? Các loại cờ lê thông dụng
Cờ lê là gì?
Cờ lê là dụng cụ cầm tay có chức năng giữ và xoay các đai ốc, bu lông, chốt và các chi tiết có ren,… Nhờ tính tiện lợi và kích thước nhỏ gọn nên cờ lê được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
Cờ lê thường được sản xuất bằng chất liệu thép mạ Crome siêu cứng với độ bền rất cao và khả năng chống han gỉ, không bị cong, gãy khi chịu lực lớn. Đặc biệt với thiết kế thân dài, chắc chắn, vừa vặn cho việc cầm nắm đã giúp hạn chế trơn trượt một cách tối đa.
Nhờ giúp cho công việc tháo lắp được thực hiện dễ dàng mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, nên dụng cụ cầm tay này đang được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như sản xuất như:
- Tháo mở ống hoặc các đồ, vật có hình tròn mà không có độ bám.
- Nới lỏng/siết chắc các ốc vít của máy.
- Sử dụng nhiều trong các máy sản xuất, gia công sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô, cơ khí, điện, tự động sửa chữa và hoạt động bảo trì cài đặt khác trong công nghiệp.
Các loại cờ lê thông dụng
- Bộ chìa vặn 2 đầu mở: gồm 2 đầu mở hình chữ U cho khả năng kẹp đối diện với đai ốc, bu lông, 2 đầu này thường có kích thước khác nhau và được định hướng một góc 15 độ so với trục dọc của tay cầm. Nhờ đó mà phạm vi di chuyển của chìa vặn sẽ lớn hơn trong không gian kín.
- Cờ lê hai đầu vòng: gồm 2 đầu hình tròn rỗng, có hình 6 cạnh hoặc 12 cạnh ở phía trong tương thích với các đai ốc lục giác 6 cạnh hoặc 12 cạnh, với các kích cỡ khác nhau. Hai đầu vòng thường có thiết kế thẳng hàng với thân hoặc với một góc xiên 15 độ để tạo khoảng hở, tăng phạm vi hoạt động của thiết bị.
- Bộ cờ lê kết hợp 2 đầu: là sự kết hợp của một đầu mở và một đầu vòng. Để thuận tiện trong việc sửa chữa cải hai đầu này đã được tích hợp trên cùng một thiết bị.
Ngoài ra, còn có các loại cờ lê chuyên dụng xuất hiện trên thị trường như: cờ lê lực, cờ lê đuôi chuột.
- Cờ lê lực: loại cờ lê đặc biệt với khả năng điều chỉnh được lực lên trên vật cần xiết chặt. Trên những chiếc chìa vặn này có thiết kế hiện đại với màn hình hiển thị. Khi siết ốc thì lực cần xiết sẽ hiển thị ngay trên màn hình giúp cho người dùng xác định một lực cần thiết để xiết sao cho phù hợp nhất.
- Cờ lê đuôi chuột (cờ lê giàn giáo, tuýp đuôi chuột, tẩu đuôi chuột, tuýp giàn giáo): một đầu là tay vặn tự động (tay vặn cóc) và một đầu khẩu (tuýp). Chúng có thể được đảo ngược bằng cách lật qua cờ lê hoặc kích hoạt một đòn bẩy đảo chiều trên chìa vặn. Thiết bị này được sử dụng phổ biến để khóa ốc giàn giáo (siết chặt hoặc nới lỏng bu lông giàn giáo).
Mỏ lết là gì? Có bao nhiêu loại?
Mỏ lết là gì?
Mỏ lết cũng là một thiết bị cầm tay chuyên dụng cho quá trình sửa chữa, gia công cơ khí được làm từ những kim loại, hợp kim có độ cứng cao như Crom, Thép, Vanadi,….
Điểm đặc biệt của mỏ lết so với các loại chìa vặn khác chính là chúng có thể điều chỉnh kích thước, độ rộng hẹp của má kẹp. Nhờ đó mà một chiếc mỏ lết có thể vặn được nhiều loại đai ốc khác nhau thay vì 1 hoặc 2 loại như ở cờ lê.
Phân loại mỏ lết
- Mỏ lết thường: cấu tạo cơ bản với một đầu có 2 ngàm: ngàm cố định và ngàm có thể di chuyển để thay đổi kích thước nhờ một con lăn. Mỏ lết thường có kích thước 4” đến 14”, tùy nhu cầu sử dụng mà chúng ta lựa chọn cho phù hợp.
- Mỏ lết răng (kìm nước): hai ngàm kẹp được thiết kế các rãnh hình răng cưa nhằm tăng độ ma sát, kích thước thông thường sẽ từ 6” đến 36” thậm chí lên tới 48”. Nhờ có các rãnh răng cưa này mà ngoài vặn bu lông, đai ốc thì thiết bị này còn có thể vặn được các khớp nối của các ống có tiết diện hình tròn.
- Mỏ lết xích: cấu tạo gồm một tay cầm, một ngàm răng cưa cùng một đoạn dây xích. Loại mỏ lết này khá hiếm gặp, chỉ thường được sử dụng trong việc tháo lắp các đường ống hình trụ có kích thước lớn, bảo trì máy móc lớn.
Cờ lê khác với mỏ lết như nào?
Cả cờ lê và mỏ lếtđều là thiết bị cầm tay chuyên dụng cho quá trình sửa chữa, gia công cơ khí. Có thể nói, mỏ lết là một loại đặc biệt của cờ lê nhưng linh hoạt hơn nhờ được trang bị ngàm di động giúp dễ dàng điều chỉnh kích thước.
Cách sử dụng cờ lê và mỏ lết
Làm thế nào để sử dụng cờ lê và mỏ lết đúng cách. Tìm hiểu ngay trong các thông tin ở phần dưới đây.
Chọn cờ lê, mỏ lết phù hợp với kích thước đai ốc
Trước tiên, bạn cần kiểm tra đai ốc, bu lông,… nhằm xác định kích thước để lựa chọn được cờ lê, mỏ lết cho phù hợp. Việc sử dụng cờ lê, mỏ lết để mở, siết ốc sẽ dùng lực. Do đó, để tránh đai ốc bị biến dạng, nên lưu ý đến thông số kỹ thuật trên chìa vặn ốc cũng như trên ốc.
Đối với cờ lê, nếu không xác định được kích thước đai ốc có thể tra thủ từng kích thước để chọn đầu vặn phù hợp.
Đối với mỏ lết, bạn cần điều chỉnh con lăn để cho 2 ngàm của mỏ lết tiếp xúc chặt với ốc rồi mới gia lực để vặn hoặc siết.
Lưu ý khi sử dụng cờ lê, mỏ lết
Nên sử dụng lực kéo thay vì lực đẩy
Không ít người sử dụng lực đẩy để siết chặt, nới lỏng đai ốc thay vì dùng lực kéo. Thông thường lực đẩy sẽ tạo được nguồn lực mạnh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, khi đẩy cờ lê, mỏ lết chúng bị trượt thì chúng ta rất dễ bị mất đà, lao người đi, có thể dẫn tới tai nạn nguy hiểm.
Nếu một số trường hợp bắt buộc phải dùng lực đẩy thì chúng ta nên dùng lực từ phần gốc của bàn tay để hạn chế mức thấp nhất độ nguy hiểm.
Có không ít trường hợp người dùng nối dài thiết bị vặn bằng các ống sắt dài. Tuy nhiên, điều đó nên chấm dứt ngay vì chúng có thể để lại một số hậu quả sau:
- Phần tay cầm của cờ lê, mỏ lết sẽ rất dễ bị bẻ cong thậm chí là bị gãy.
- Khi cánh tay đòn dài ra, lực tác động cũng sẽ tăng lên. Điều đó có thể khiến cho đai ốc hình lục giác bị mài mòn thành hình tròn.
- Thanh nối dài không có chốt để nối với cờ lê nên dễ dẫn đến tình trạng trượt đem đến nhiều nguy hiểm.
Bài viết trên đã đem đến thông tin khái niệm, công dụng cũng như cách phân biệt và sử dụng cờ lê, mỏ lết. Hãy trang bị cho gia đình mình những chiếc cờ lê, mỏ lết để thuận tiện và dễ dàng hơn trong cuộc sống bạn nhé!