Bạn đang xem bài viết Chuyên gia nói gì về sự thật ăn gừng buổi tối không hề tốt mà rất độc? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Gừng là bài thuốc đông y tốt có tính nóng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có người cho rằng ăn gừng vào buổi tối lại có tác dụng ngược gây độc cho gan. Sự thật có phải như vậy không, cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Thói quen ăn gừng buổi tối gây độc hại là đúng hay sai?
Tuy nhiều người đã biết lợi ích của gừng đối với sức khỏe như làm ấm cơ thể, giải cảm, tăng sức đề kháng, nhưng có một số truyền miệng cho rằng gừng chỉ nên ăn vào buổi sáng, không được ăn vào buổi tối vì sinh ra chất độc cho gan ngang ngửa như chất độc thạch tín. Vậy sự thật có phải như vậy không?
Câu trả lời là không, theo đại tá – lương y Bùi Hồng Minh thuộc Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội, đã chia sẻ ăn gừng vào buổi tối gây độc là tin đồn không chính xác và không có cơ sở khoa học.
Lương y Bùi Hồng Minh đã minh chứng như sau cho thấy ăn gừng vào buổi tối hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe:
Rất nhiều món ăn cùng với gừng, như gà kho gừng, thường xuyên được các gia đình ăn vào buổi tối mà chưa có thống kê ngộ độc hay tác hại sức khỏe nào khác cho đến hiện nay.
Có một số bài thuốc đông y chỉ định uống vào buổi tối vẫn có thành phần gừng, ví dụ như bài thuốc gừng, muối, mật ong pha với nhau để giúp làm ấm thận, an thần, cho giấc ngủ ngon.
Về mặt y học hiện đại, chúng ta cần xem thành phần chứa trong gừng xem có chất nào là sẽ gây hại cho sức khỏe khi ăn hay uống vào buổi tối hay không. Trong gừng có chứa 2-3% là tinh dầu, 5% là chất nhựa, 3% là chất béo, tinh bột, và các chất cay như zingeron, shogaola, cineole. Những chất này hoàn toàn vô hại cho sức khỏe dù tiêu thụ bất cứ lúc nào trong ngày.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý gừng chứa chất cineole là một hoạt chất giúp giải stress, trị đau đầu, giúp tinh thần sảng khoái. Vì thế bạn trước khi đi ngủ đừng nên uống trà gừng hay nước gừng ngâm quá nhiều vì có thể gây khó ngủ nhé! Dẫu vậy, chất này không gây độc cho gan hay các phần sức khỏe khác như lời đồn thổi.
Một số lưu ý khi ăn gừng
Cũng như bất kỳ vị thuốc nào, gừng cũng nên được tiêu thụ ở lượng vừa phải để có hiệu quả tốt nhất, không nên lạm dụng. Theo lương y Bùi Hồng Minh, vì bản chất của gừng có tính nóng, do đó không nên dùng liều cao vào buổi tối, một ngày không dùng quá 4 gram để tránh bị nóng trong người và khó ngủ.
Ngoài ra, lương y Bùi Hồng Minh cũng khuyến cáo những người sau không nên dùng gừng: Phụ nữ có thai, người bị nóng trong người, những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bón, có bệnh lý về phổi, dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang bị mụn. Đặc biệt vì gừng có tính nóng có thể kích thích tế bào gan hoạt động bài tiết, nên người có bệnh gan phải hạn chế sử dụng.
Như vậy không có căn cứ cho rằng ăn gừng vào buổi tối là gây độc cho cơ thể, tuy nhiên chúng ta cũng nên sử dụng gừng với liều lượng vừa phải, không ăn quá nhiều. Hi vọng chia sẻ này của Pgdphurieng.edu.vn hữu ích cho bạn và chúc các bạn vui sống khỏe mỗi ngày.
Nguồn: Hội Đông y quận Ba Đình
Có thể bạn quan tâm
>> Ăn gừng tươi có nên gọt vỏ?
>> Bạn có biết: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm!
>> 5 điều cấm kị khi ăn gừng cần lưu ý tránh rước bệnh vào cơ thể
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chuyên gia nói gì về sự thật ăn gừng buổi tối không hề tốt mà rất độc? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.