Bạn đang xem bài viết Chupa Chups – Có Chups là vui tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ra đời tại Tây Ban Nha từ rất sớm, Chupa Chups có nhiều loại: kẹo dẻo, kẹo mềm, kẹo mút… với nhiều mùi vị khác nhau, từng thị trường khác nhau hãng lại có từng loại kẹo phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Không bao giờ đặt ra khuôn mẫu cho mình, sản phẩm của Chupa Chups đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi chứ không chỉ là trẻ em.
Ý tưởng nhỏ làm nên thương hiệu lớn
Eric Bernat (20/10/1923 – 27/12/2003) là thế hệ thứ ba của một gia đình bánh kẹo ở Tây Ban Nha và bắt đầu cuộc đời làm việc của mình tại cửa hàng bánh của cha mẹ. Trong những năm đầu thập niên 1950, Enric Bernat làm việc cho một nhà máy sản xuất mứt táo có tên là “Granja Asturias”.
Năm 1958, Enric Bernat nghĩ ra kẹo que và Chupa Chups, sản phẩm giúp người dùng không bị dính bẩn tay khi ăn. Chuyện kể lại, năm ấy ở thủ phủ của xứ Catalania là Barcelona, Bernat tình cờ chứng kiến một cậu bé bị mẹ mắng vì mút tay sau khi ăn kẹo. Trước hình ảnh đó, Bernat nghĩ đến việc cắm que vào viên kẹo hay khúc bánh để trẻ cầm ăn mà không bị dính tay.
Thực hiện ý tưởng ấy, Bernat tìm kiếm nhà đầu tư, nhưng đa số đều cho rằng, ý tưởng của Bernat là hão huyền. Nhưng rồi Bernat cũng tìm được nguồn vốn để làm ra sản phẩm đầu tiên. Sau cái tên là “Gol” với ngụ ý viên kẹo là quả bóng, còn miệng người ăn nó là gôn không được người dùng thích thú nên Bernat đã đổi thành Chups, từ gốc của động từ “chupare” trong tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là mút, liếm.
Chups dần rất được ưa chuộng và được định hình là với tên thương hiệu là Chupa Chups. Bernat sản xuất các loại kẹo khác nhau, nhưng hình hài của chúng khi đến với người tiêu dùng đều giống nhau là được cắm que, lúc đầu là que gỗ. Có một thời ở Tây Ban Nha, gỗ trở nên hiếm hoi, Bernat chuyển sang sử dụng que nhựa và duy trì từ đó đến bây giờ.
Bernat nghĩ ra một chiêu thức bán hàng độc đáo. Trong các cửa hiệu, ông luôn sắp xếp bố trí để Chupa Chups ở nơi trẻ em dễ dàng phát hiện thấy và ở tầm trẻ em dễ dàng với cầm được, nhằm mục đích để trẻ em tự quyết định mua hàng và tự lựa chọn loại hàng.
Tất cả chỉ có vậy. Bernat không có cửa hàng bán riêng mà chỉ cung cấp cho các cửa hiệu khác cùng bán. Chỉ sau có 5 năm, sản phẩm này của Bernat đã được bày bán ở hơn 300.000 cửa hiệu tại Tây Ban Nha. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Bernat bắt đầu mở rộng thị trường ra các nước châu Âu, rồi đến châu Mỹ, châu Á và Châu Phi. Đến nay, thương hiệu này đã hiện diện ở hơn 170 quốc gia trên thế giới. Hàng năm có khoảng 4 tỷ rưỡi viên Chupa Chups được con người trên trái đất “chupare”. Năm 1991, Bernat chuyển giao công việc quản lý công ty cho con trai. Ông qua đời năm 2003. Năm 2006, công ty được bán lại cho tập đoàn Perfetti Van Melle.
Việc này đã góp phần củng cố hơn nữa vị thế của tập đoàn Perfetti Van Melle trong thị trường bánh kẹo, và tăng cường tiềm lực kinh doanh tại các thị trường phát triển & đang phát triển.
Perfetti Van Melle hiện là tập đoàn sản xuất bánh kẹo lớn thứ 3 trên thế giới, và dẫn đầu lĩnh vực này tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với 27 nhà máy trên toàn thế giới – chuyên sản xuất và phân phối kẹo và chewing gum cao cấp cho hơn 130 quốc gia.
Các cột mốc đáng nhớ
Những bí quyết độc đáo
Chupa Chups là thương hiệu Tây Ban Nha nổi tiếng nhất trên thế giới. Có đến gần 90% số người trên thế giới được hỏi có thể nói ngay, xuất xứ của thương hiệu này từ Tây Ban Nha dù Perfetti Van Melle là một tập đoàn của Hà Lan và Italy.
Ở Chupa Chups, tất cả đều đơn giản, chỉ thêm que cắm đã đủ để làm nên sản phẩm mới. Chính cái đơn giản ấy lại được coi là giá trị lớn nhất của thương hiệu này, bởi đó là tiện ích, là sản phẩm mà ai ai cũng có thể sở hữu và sử dụng được. Nó đơn giản nên rất rẻ, nhưng lại không vì rẻ mà bị coi là tầm thường. Nó thông dụng và phổ biến mà lại được coi là đặc sản và được con người thưởng thức chứ không chỉ sử dụng đơn thuần. Nó góp phần tạo nên phong cách riêng. Nó được nghĩ ra ban đầu và trước hết dành riêng cho trẻ em, nhưng dần chinh phục được cả người lớn.
“Tiền ở ngoài đường phố chứ không phải ở trong công ty”, Enric Bernat có câu cửa miệng như thế. Ở đó ẩn hiện triết lý kinh doanh của Bernat với thương hiệu này là hướng đến số đông người tiêu dùng. Muốn chinh phục được số đông thì phải tìm ra được cái chung nhất của họ, càng đơn giản và bình thường càng tốt, đơn giản đối với số đông, nhưng lại giá trị đối với thương hiệu, bình thường đối với số đông, nhưng lại đặc sắc đối với thương hiệu. Đó chính là những gì mà tất cả các thương hiệu khác trong thế giới thương hiệu cho đến nay đều không được như Chupa Chups.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chupa Chups – Có Chups là vui tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.