Chùa Cầu Đông còn có tên chữ là Đông Môn Tự hay còn gọi chùa Đông Môn. Chữ “Đông” nghĩa là phía Đông, còn “Môn” nghĩa là cửa. Sở dĩ có tên gọi này vì xưa kia chùa thuộc thôn Đông Hoa Môn, phía đông của Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại quen gọi là chùa Cầu Đông vì chùa nằm gần cầu Đông trên dòng sông Tô, bên cạnh chợ Cầu Đông ngày trước.
Chùa Cầu Đông ở đâu?
Chùa nổi tiếng Cầu Đông thuộc thiền phái Tào Động, hiện ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chùa Cầu Đông nằm sát tường hồi bên trái chùa Cầu Đông là đình Đức Môn, cũng thuộc số nhà 38B phố Hàng Đường. Chùa Cầu Đông và đình Đức Môn có quan hệ gắn bó mật thiết, là hợp thể thống nhất chứ không đơn thuần là hai di tích đứng cạnh nhau, bởi có thể coi đình Đức Môn là công trình riêng để thờ Đức Ông – một loại tượng cố định, có mặt ở tất cả các ngôi chùa.
Chùa Cầu Đông không quá nổi tiếng về cảnh quan hay qui mô, song tiềm ẩn những giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lịch sử. Chùa Cầu Đông cũng chính là nơi mà Tú Uyên – chàng trai si tình của đất Bích Câu mua được bức tranh người đẹp Giáng Kiều, thêu dệt nên chuyện tình thơ mộng trong“Bích Câu kỳ ngộ” của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, hiện còn lưu dấu tại Bích Câu đạo quán (số 14 phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội).
Chùa Cầu Đông ở Hà Nội có linh thiêng không?
Chùa Cầu Đông có niên đại khá lâu đời, bản thân di tích này có bề dầy lịch sử đáng trân trọng. Trong cuốn “Hà Nội phố phường”, tác giả Giang Quân cho rằng chùa Cầu Đông là “di tích cổ từ thời định đô Thăng Long”. Chùa được xây dựng năm 1010 từ khi vua Lí Thái Tổ quyết định rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên Thăng Long.
Chùa Cầu Đông là ngôi chùa đặc biệt nằm trong lòng phố cổ Hà Nội. Theo truyền thuyết, vào thời Trần (1225 – 1400), chùa được Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung cho tu bổ, sửa sang cảnh quan. Còn trong hồ sơ di tích chùa Cầu Đông lại dựa vào câu chuyện trong sách “Thiền phả” của phái Tào Động để xác định niên đại của chùa – được “xây dựng lại” vào cuối thế kỷ XVII. Sự hiện diện của chùa được ghi nhận một cách chắc chắn và cụ thể qua tấm bia “Đông Môn tự ký”, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 6 (1624).
Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều công trình điêu khắc cổ mang phong cách nghệ thuật thời đó như các bức hổ phù, rồng cuộn, vân mây. Với kiến trúc cổ điển, chánh điện hình chữ đinh, tam quan xây lầu cao làm gác chuông, chùa Cầu Đông mang trọn vẹn dáng vẻ trầm mặc nguyên sơ thời xa xưa.
So với những ngôi chùa cổ khác ở Hà Nội, chùa Cầu Đông được biết đến là ngôi chùa còn lưu giữ được 60 pho tượng Phật cổ có giá trị. Cổ vật quan trọng nhất của chùa là ba pho tượng Tam Thế, thể hiện ở ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Được biết, cả ba pho đều được tạo tác vào nửa đầu thế kỷ XVIII. Đây là ba pho tượng đẹp, quý hiếm, đạt giá trị nghệ thuật cao, được thể hiện các nét trang trí như vòng đeo cổ, khuôn mặt nữ, mang đầy đủ quy chuẩn của tượng Phật thế kỷ XVII – XVIII ở Việt Nam.
Đặc biệt, chùa là nơi duy nhất ở Hà Nội có ban thờ và tượng thờ Thái sư Trần Thủ Độ cùng vợ ông là bà Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ vốn là nhà chính trị xuất sắc, có công sáng lập và củng cố vương triều Trần.
Ngôi chùa có ban thờ và tượng thờ Thái sư Trần Thủ Độ cùng vợ là bà Trần Thị Dung. Tương truyền, vào năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt lần thứ nhất, mặc dù đã ngoài 60 nhưng ông vẫn khảng khái trả lời vua Trần Thái Tông: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Chỉ 10 ngày sau đó, quân dân nhà Trần phản công đã đánh tan giặc Mông Cổ.
Cũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất ấy, bà Trần Thị Dung đã có công chỉ huy hoàng tộc rút khỏi kinh thành Thăng Long, sau đó lại lo thu nhặt sắt thép, động viên các hiệp thợ ngày đêm rèn đúc vũ khí cung cấp cho quân Trần. Lương thực, thực phẩm để quân đội ăn no đánh giặc cũng do bà lo liệu. Với công lao to lớn đó, vua Trần đã sắc phong cho bà là Linh Từ Quốc Mẫu. Từ sự cảm kích trước công lao, sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung, người dân quanh chùa đã cho dựng tượng ông bà và thờ phụng trong chùa.
Giá trị lịch sử của chùa Cầu Đông
Chùa Cầu Đông có số lượng tượng tròn tương đối phong phú (gần 60 pho), một số pho giá trị tạo tác khá cao, điển hình là bộ Tam Thế Phật (niên đại thế kỷ XVIII), tượng Quan Âm Nam Hải (niên đại cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII).
Đặc biệt, chùa nổi tiếng Cầu Đông là nơi duy nhất ở Hà Nội có tượng của Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung – người phụ nữ họ Trần có công mở mang cơ nghiệp cho gia tộc và góp phần vào chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất (1258) của dân tộc ta. Ngoài ra, đồ thờ quí của di tích chùa Cầu Đông như nhang án, giá gỗ đỡ bát hương tạo hình tứ vị Kim Cương … là những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, quí hiếm, thể hiện nghệ thuật điêu khắc tinh tế, tài hoa của người Việt.
Giá trị đặc biệt của chùa Cầu Đông tập trung ở hệ thống di vật, đặc biệt là di vật có minh văn (bia đá, chuông đồng). Đây là những cứ liệu quan trọng để giới khoa học “tìm lại dấu vết thành Thăng Long”- xác định vị trí phía Đông của Hoàng Thành xưa.
Kinh đô Thăng Long của nước Đại Việt được xây dựng từ thế kỷ XI gồm ba vòng thành: khu cung điện của vua và triều đình gọi là Đại Nội, bao quanh là một vòng thành được bảo vệ nghiêm ngặt – Cấm Thành; phía ngoài có vòng thành thứ hai gọi là Hoàng Thành (còn gọi là thành Thăng Long) và ngoài cùng là vòng thành thứ ba gọi là thành Đại La hay Thăng Long ngoại thành.
Chùa Cầu Đông tại Thăng Long Hà Nội. Hoàng Thành là khu Thị – Dân cư bao gồm những xóm làng nông nghiệp, những phố phường thủ công nghiệp và một hệ thống bến – chợ của kinh thành. Thời Lý, Hoàng Thành đắp bằng đất, phía ngoài đào hào, mở bốn cửa: Tường Phù phía Đông, Quảng Phúc phía Tây, Đại Hưng phía Nam và Diệu Đức phía Bắc. Thời Trần, thành Thăng Long cơ bản giữ nguyên quy mô và cấu trúc từ thời Lý. Trong 175 năm đóng đô tại đây, nhà Trần tận dụng các cơ sở đã có, tu bổ mở mang thêm một số công trình cần thiết.
Thời Lê, năm 1516, Hoàng Thành được mở rộng thêm về phía Đông,“đắp thành to rộng mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía Đông đến phía Tây – Bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng Thành, dưới làm cửa cống, lấy ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến gạch vuông xây lên, lấy sắt xâu ngang” (5, tr.81). Theo bản đồ thành Đông Kinh thời Hồng Đức (theo lối họa đồ, chưa có tỷ lệ) thì Hoàng Thành được xây bằng gạch đá, trên có ụ bắn mở ba cửa: cửa Đông hay Đông Hoa, cửa Nam hay cửa Đại Hưng và cửa Bảo Khánh (khu Giảng Võ).
Địa điểm vui chơi Hà Nội đẹp nhất
Địa điểm đi chơi ở Hà Nội đẹp nhất tháng 2/2022 | ||
Địa điểm | Địa chỉ | Giá vé |
Phố đi bộ Hà Nội | 85-75 Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. | Miễn phí |
Hồ Hoàn Kiếm | Hoàn Kiếm Lake, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hanoi, Vietnam | Miễn phí |
Khu vui chơi Ecopark | Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên, Việt Nam. | Miễn phí |
Khu vui chơi Times City | Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. | Miễn phí |
Khu vui chơi Royal City | 72A Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội | Miễn phí |
Khu du lịch Bản Xôi Ba Vì | Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam | Miễn phí |
Bến Hàn Quốc | Bến Han Quoc, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam | Miễn phí |
Chợ đêm phố cổ Hà Nội | Hàng Đào – Hàng Ngang – Hàng Đường Hoàn Kiếm, Hà Nội, Vietnam | Miễn phí |
Vinpearl Aquarium Times City | 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội | Miễn phí |
Sân vận động Mỹ Đình | Đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Mỹ Đình Nam Từ Liêm Hà Nội | Miễn phí |
Vincom Center Hanoi | Vincom Center Ba Trieu, 191 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Vietnam | Miễn phí |
Tượng đài Lê Nin | Lenin Monument, Điện Biên Phủ, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam | Miễn phí |
Phố Nhà Thờ | Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Vietnam | Miễn phí |
Cầu Long Biên | Cầu Long Biên, Phúc Xá, Long Biên Hà Nội | Miễn phí |
Đăng bởi: KhÔi Ngô
Từ khoá: Chùa Cầu Đông ở Hà Nội có linh thiêng không?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chùa Cầu Đông ở Hà Nội có linh thiêng không? của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.