Bạn đang xem bài viết Chó bị rụng lông: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rụng lông là một đặc điểm tự nhiên và hầu hết các loại chó đều có đặc điểm này. Quá trình rụng lông của chó cũng tương tự như rụng tóc ở người nhưng sẽ có một số ảnh hưởng nhất định. Trong bài viết dưới đây, các bạn sẽ được biết thêm về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa chó bị rụng lông để kịp thời xử lý tình trạng sức khỏe này nhé.
Chó bị rụng lông hoàn toàn có phải do sinh lý?
Ở các loài chó, vấn đề rụng lông có thể coi là một hiện tượng sinh lý rất bình thường và chúng đang trong quá trình phát triển, không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chu kỳ chó thay lông là 2 lần trong 1 năm, có những chú chó gần đến mùa “động dục” thường bị rụng lông nhiều hơn. Có thể tùy vào điều kiện khí hậu mà chó rụng bớt lông để hạ nhiệt độ cơ thể vào mùa hè hoặc thay lớp lông mới để giữ ấm vào mùa đông.
Tuy nhiên, khi chó bị rụng lông nhiều thành từng mảng hoặc bị rụng lông kèm các triệu chứng bất thường như có mẩn ngứa, da bong tróc thì không đơn giản là đặc điểm sinh lý nữa, mà là những dấu hiệu mắc bệnh rụng lông ở chó. Lúc này, các bạn cần phải tìm hiểu và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân chó bị rụng lông
Dị ứng
Dị ứng là một nguyên nhân thường hay gặp gây rụng lông ở chó. Các loài chó rất hiếu động, nghịch ngợm nên hay đi vào các bụi rậm hoặc những nơi không sạch sẽ. Từ đó dễ bị các loài ký sinh như ve, bọ chét hoặc do phấn hoa, nấm mốc bám vào da và gây bệnh.
Ngoài ra, chó bị rụng lông có thể do dị ứng với thực phẩm hoặc dị ứng với các loại sữa tắm không phù hợp. Các triệu chứng điển hình khi chó bị dị ứng là ngứa dẫn đến gãi quá mức, cắn, và bị rụng lông theo mảng.
Nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn
Các loại nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng sẽ khiến các chú chó của chúng ra bị rụng lông từng mảng ở các vùng trên ngực, bụng, quanh tai, mắt,… kèm theo đó là da bị viêm ngứa và sưng đỏ do bị gãi, cắn, liếm vết thương nhiều lần và có thể bị lan rộng ra các vị trí khác trên cơ thể. Trong trường hợp giun đũa, chó sẽ bị rụng lông hình tròn hoặc không đều, lớp da bị viêm và nhiễm bệnh.
Thiếu dưỡng chất
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các loài chó. Nếu không được bổ sung dưỡng chất đầy đủ, cơ thể chó sẽ bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất có lợi gây rụng lông, da bị khô. Vì vậy, chúng ta nên điều chỉnh các bữa ăn hàng ngày sao cho đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để chó được phát triển khỏe mạnh, tránh các bệnh về da và giúp lông óng mượt hơn.
Bệnh Cushing
Bệnh Cushing hay còn gọi là bệnh rối loạn nội tiết tố, do cơ thể sản sinh ra hormone cortisol nhiều hơn so với bình thường hoặc do lạm dụng thuốc chứa corticosteroid liều cao trong thời gian dài. Các triệu chứng bao gồm rụng lông, sạm da, bụng phình to, hay khát nước, nhanh đói, cơ thể mệt mỏi. Bệnh này thường hay gặp ở những chú chó độ tuổi từ trung niên đến những chú chó già.
Di truyền
Quá trình lai tạo cũng là một trong số các nguyên nhân gây rụng lông nhiều ở chó. Mục đích của lai tạo là để tạo ra các giống đời sau có gen trội, nhưng vô tình có thể tạo ra các đặc tính không mong muốn, mắc các bệnh về di truyền. Một số giống chó rụng lông nhiều do di truyền có thể kể đến như: Mexico không lông (Xolo), Dachshund, Chihuahua hay là Whippet.
Làm gì khi phát hiện chó bị rụng lông?
Bước 1 Tìm vị trí da bị ngứa và không cho chó gãi hoặc cắn vào vùng da bị ngứa
Bước 2 Dùng dung dịch oxy già và nước pha sẵn, lau sạch phần da bị ngứa và nhiễm khuẩn để sạch bụi bẩn
Bước 3 Dùng thuốc xịt chống ngứa và xịt vào bề mặt vùng da xung quanh chỗ bị ngứa
Bước 4 Bôi mỡ kháng sinh lên phần da bị viêm nhiễm và dán lại bằng miếng dán y tế
Bước 5 Dùng gạc y tế quấn 2 vòng và dùng băng keo dán đè lên để cố định vết thương
Bước 6 Không cho chúng đi ra ngoài, dùng dây xích lại và xịt lên vùng băng keo dán 1 loại nước có vị đắng để hạn chế chúng chạm miệng vào khu vực đó.
Cách điều trị và chăm sóc chó bị rụng lông
Lưu ý: Để điều trị các bệnh tốt nhất cần phải đưa chó đến các cơ sở thú y và tham khảo ý kiến tư vấn điều trị từ các chuyên gia và bác sĩ thú y.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc đúng cách sẽ giúp chó cải thiện sức khỏe hơn rất nhiều, ít rụng lông hơn và sẽ có một bộ lông khỏe mạnh. Nên bổ sung Omega-3 (có nhiều trong thịt, cá, các loại đậu, dầu olive), vitamin B vào khẩu phần ăn và phải cung cấp đầy đủ nước uống hàng ngày, tránh ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc trị rụng lông chó cũng là một trong những cách điều trị khá tốt và có nhiều dạng như thuốc tiêm vào cơ thể, thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Đưa chó của bạn đến gặp bác sĩ thú y để được tư vấn và hỗ trợ điều trị. Ngoài ra một số loại thuốc có thể kích thích lông của chó mọc lại lông nhanh hơn, vì vậy hãy thử cân nhắc lựa chọn này nhé!
Chải lông thường xuyên
Việc chải lông thường xuyên sẽ gián tiếp loại bỏ lớp lông cũ gãy rụng, vừa giúp gỡ rối lông vừa loại bỏ một phần bụi bẩn dính trên lông chó. Có thể xịt thêm dưỡng lông chó để kích thích lớp lông mới mọc khỏe, bóng mượt hơn. Bạn có thể sử dụng loại lược chải lông chó chuyên dụng, vừa chải thật nhẹ nhàng vừa vuốt ve để giúp chúng được thư giãn.
Giữ cho môi trường luôn sạch sẽ, thoáng mát
Ở Việt Nam, vào mùa hè khí hậu càng nóng ẩm, đây là thời điểm các tác nhân có hại phát triển rất mạnh. Tới mùa lông rụng nên sử dụng máy hút bụi để làm sạch môi trường trong nhà, giữ cho nơi ở của chó luôn sạch sẽ và thoáng mát để hạn chế mùi hôi và ngăn chặn các vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Chuồng, đệm của chó cần vệ sinh ít nhất 1 tuần/ 1 lần.
Cách phòng ngừa tình trạng chó bị rụng lông
Kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng theo định kỳ cho chó, giúp tránh được các bệnh ngoài da, bạn nên tiêm thuốc theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ và tiêm đúng định kỳ
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, thay đổi thức đơn để chó không bị nhàm chán, không nên cho ăn thức ăn quá mặn.
Vệ sinh thường xuyên cho chó để luôn sạch sẽ và thơm mát bằng các sản phẩm tắm gội chuyên dụng dành cho chó, không sử dụng các sản phẩm của người lên cơ thể chó.
Thường xuyên dắt chó đi dạo và cho chúng tập thể dục, hoạt động để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Vệ sinh và kiểm soát môi trường sống của chó để đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Chải lông thường xuyên cho chó ít nhất mỗi ngày một lần, bạn cần vuốt ve và chải lông để giúp chó thoải mái, không có cảm giác khó chịu và cảm nhận được tình yêu bạn dành cho chúng.
Những câu hỏi thường gặp về tình trạng cho bị rụng lông
Chó thường rụng lông bao nhiêu lần?
Đa số các giống đều có lông rụng theo mùa, trung bình 2 lần/năm. Đối với chó cái sẽ thay lông khi chuẩn bị đến thời kỳ động dục. Còn ở chó đực thì có thể rụng lông quanh năm nhưng số lượng rụng ít. Các giống chó rụng lông quanh năm và đặc biệt rụng nhiều khi vào mùa là Alaska, Becgie Đức hay Golden Retriever. Một số giống chó ít khi rụng lông như Bichon Frise, Pug hay chó Chihuahua lông ngắn.
Có nên dùng sữa tắm chống rụng lông cho chó?
Các chuyên gia thú y cho biết, một trong những nguyên nhân chính khiến chó bị rụng lông là do vệ sinh không sạch sẽ. Tắm chó sẽ giúp giảm thiểu số lượng tế bào chết, do đó sẽ giúp hạn chế được việc lông chó và bụi bẩn bám trên lông bay khắp nhà, bám vào thảm, quần áo và thức ăn. Vì vậy, nên chọn loại sữa tắm chống rụng lông cho chó phù hợp để đảm bảo sức khỏe của chó luôn được bảo vệ tốt nhất.
Qua bài viết trên mà Pgdphurieng.edu.vn đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh về rụng lông ở chó. Chúc cho bạn và thú cưng luôn khỏe mạnh!
Tham khảo dầu gội, sữa tắm cho chó chất lượng bán tại Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chó bị rụng lông: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.