Bạn đang xem bài viết Cho bé ăn phô mai đúng cách tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phô mai là một chế phẩm giàu dinh dưỡng từ sữa, giúp bé bổ sung dưỡng chất và tăng cân. Nhưng mẹ đã thực sự cho bé ăn phô mai đúng cách hay chưa? Hãy xem nào…
Phô mai không giàu dinh dưỡng như sữa, chỉ giàu chất béo?
Nhiều mẹ nghĩ cho con ăn nhiều phô mai chỉ làm cho bé tăng cân mà không bổ sung được nhiều dinh dưỡng, sẽ thiếu chất, vì vậy luôn ưu tiên chọn sữa. Nhưng thực tế:
– Phô mai được “cô đặc” từ sữa nên có hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt là canxi rất cao.
– Phô mai chứa thành phần chủ yếu là casein, loại protein trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ.
– Hàm lượng canxi ở phô mai cao hơn ở sữa gấp 6 lần, lại chứa vitamin D giúp hấp thụ và chuyển hóa canxi cực tốt. 60 g phô mai sẽ cung cấp dinh dưỡng tương tự như 400 ml sữa mẹ nhé.
– Ngoài ra, phô mai tốt cho sức khỏe răng miệng của bé vì nó tạo ra kiềm, giúp giảm độ axit ở miệng, ngăn ngừa sâu răng.
Mẹ hãy xem qua bảng so sánh dinh dưỡng dưới đây để dễ đánh giá hơn:
Giá trị dinh dưỡng |
15 g phô mai |
100 ml sữa |
Năng lượng (Kcal) |
57 |
74 |
Chất đạm (g) |
3.3 |
3.9 |
Chất béo (g) |
4.6 |
4.4 |
Canxi (mg) |
114 |
120 |
Vậy có thể cho bé ăn phô mai thay vì uống sữa?
Phô mai cũng có nguồn gốc từ sữa và giàu dinh dưỡng tương tự như sữa, nhưng bản thân phô mai cũng chứa nhiều nhược điểm bất lợi với sức khỏe của bé:
– Phô mai có chứa muối nên nếu ăn quá nhiều có thể không tốt cho thận của bé.
– Phô mai chứa nhiều cholesterol, dù cũng là chất quan trọng cho cơ thể bé nhưng bé ăn nhiều phô mai cũng không hẳn tốt.
– Và phô mai cũng khá nghèo chất sắt.
Còn các loại sữa bột cho bé với thành phần dinh dưỡng đã được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé theo độ tuổi (khi mẹ pha đúng hướng dẫn) sẽ tốt và dễ sử dụng hơn cho bé so với phô mai.
Cách hay nhất, mẹ nên cho bé dùng kết hợp cả phô mai và sữa uống. Nếu bé thích ăn phô mai thì mẹ có thể giảm bớt lượng sữa uống cho bé (để tránh thừa lượng đạm, canxi… cũng không tốt cho bé).
Nếu bé không thích phô mai mẹ cũng đừng ép nhé. Mẹ có thể trộn vào trái cây hay cháo, đồ ăn vặt, ăn kèm bánh mì để giảm vị ngấy và giúp bé dễ ăn hơn.
Độ tuổi nào có thể cho bé ăn phô mai và ăn lượng thế nào?
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, mẹ có thể cho bé ăn phô mai khi bước vào tuổi ăn dặm (6 tháng tuổi). Nên cho bé dùng từng chút hay nghiền nhuyễn vào cháo. Nhưng mẹ nên tìm loại phô mai cho bé dưới 1 tuổi với hàm lượng chất béo không quá 20 % sẽ tốt hơn cho bé.
Nhưng nếu bé ăn nhiều phô mai, sẽ dễ gây thừa chất và đầy bụng. Mẹ hãy tham khảo lượng dùng dưới đây nhé (khuyến khích chỉ nên dùng 1 lần/ngày):
Với phô mai miếng, viên:
– 7 – 8 tháng tuổi: 12 – 14 g/lần.
– 9 – 11 tháng tuổi: 14 g /lần.
– 12 – 18 tháng tuổi: 14 – 17 g/lần.
Phô mai tươi màu trắng dạng kem:
– 5 – 6 tháng tuổi: 13 g/lần.
– 7 – 8 tháng tuổi: 20 – 24 g/lần.
– 9 – 11 tháng tuổi: 24 g/lần.
– 12 – 18 tháng tuổi: 24 – 29 g/lần.
Ngoài ra mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn phô mai?
– Khi bé mới bắt đầu tập ăn phô mai, chỉ cho bé ăn từng chút để xem phản ứng của bé. Nếu bé có dấu hiệu bất thường khi ăn mẹ nên dừng ngay, đề phòng dị ứng.
– Khi cho bé ăn phô mai kết hợp với các thực phẩm khác: lưu ý giảm lượng thịt, cá kèm theo để tránh thừa chất cho bé.
– Trộn phô mai vào cháo để nguội khoảng 70 – 80 độ để phô mai hòa tan tốt và giữ nguyên dưỡng chất. Khi trộn, nên chọn các loại thực phẩm hợp vị với phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm… (không trộn chung với rau đay, mồng tơi, cua, lươn, rau dền…).
– Phô mai dễ khiến bé đầy bụng, nên mẹ tránh cho bé ăn trước lúc ngủ.
Phô mai thực tế cũng là thực phẩm khá giàu dinh dưỡng cho các bé. Mẹ muốn cho bé ăn thêm phô mai hãy tham khảo thêm nhiều thông tin để có cách ứng dụng tốt mà không gây bất lợi cho sức khỏe của bé nhé!
Trang tham khảo thông tin: giadinh.vnexpress.net
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cho bé ăn phô mai đúng cách tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.