Bạn đang xem bài viết Cho bé 1 tuổi uống nước trái cây mỗi ngày, tưởng lợi mà hoá hại con tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nước trái cây là thức uống được làm từ các loại trái cây, rau củ có trong tự nhiên bằng phương pháp ép, chắt lọc bỏ bã và chỉ lấy nước. Mỗi loại trái cây đều có lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào mang lại những lợi ích khác nhau cho sức khỏe.
Vì vậy nhiều bố mẹ xuyên làm nước trái cây cho con uống. Nhưng trên thực tế, nếu bố mẹ không cho trẻ uống nước trái cây theo một chế độ ăn uống hợp lý thì việc uống nước trái cây sẽ có hại nhiều hơn có lợi. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu cách cho trẻ em uống nước trái cây đúng cách nhé!
Tác hại không ngờ khi cho bé uống nước trái cây quá sớm hoặc quá nhiều
Tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì
Nước trái cây thường có chỉ số đường huyết cao, điều này đồng nghĩa với tỷ lệ phần trăm đường đơn trong nước trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu bé một cách nhanh chóng tăng nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường.
Đồng thời sự gia tăng lượng đường sẽ kích thích giải phóng insulin vào trong máu. Lượng insulin giải phóng ra sẽ làm cho nồng độ insulin tăng cao. Dẫn đến việc chất béo bị lưu trữ, làm cho bé tăng cảm giác bị đói, muốn ăn và là nguyên nhân dẫn đến béo phì.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện nên khi cho chúng uống nước trái cây rất dễ bị tiêu chảy, thậm chí có thể bị táo bón. Theo đó, tại ruột già của bé lúc này sẽ bị đường của nước trái cây hút nước và các vi khuẩn tự nhiên trong ruột làm cho đường lên men. Điều này dẫn đến hiện tượng chướng bụng và trẻ đi phân nhầy thường xuyên.
Trẻ dễ bị sâu răng
Nước trái cây có các axit có thể bào mòn men răng, gây ra các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng ở trẻ em. Lý do vì lúc này răng bé tiếp xúc với hàm lượng cao đường trong nước uống. Ngoài ra, trẻ em có thói quen thích nhấm nháp nước hoa quả đóng hộp trong ngày hay trước khi ngủ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.
Mất cân bằng dinh dưỡng
Trái cây sau khi bị ép thành nước sẽ một bị mất 1 lượng lớn chất xơ. Vì vậy khi trẻ em uống nước trái cây sẽ hấp thụ được rất ít chất xơ. Khi trẻ uống nước trái cây, trẻ sẽ no bụng và từ chối các thực phẩm khác.
Đặc biệt là những bé còn đang bú mẹ. Vì dạ dày của các bé còn khá nhỏ nên nếu uống thêm nước trái cây bé sẽ giảm lượng sữa bú hay gây chán sữa, bỏ sữa dễ khiến thiếu chất, suy dinh dưỡng.
Uống nước trái cây vẫn cung cấp được calo nhờ các loại đường có trong loại thức uống này, nhưng uống nước trái cây quá nhiều có thể dẫn đến suy duy dinh dưỡng và thiếu máu. Nguyên nhân bởi uống quá nhiều nước trái cây sẽ khiến trẻ em không uống đủ sữa để có được nguồn canxi và vitamin D cần thiết.
Cho trẻ uống nước trái cây thế nào mới đúng?
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của bé, bố mẹ nên chú ý tới liều lượng uống cho phù hợp với độ tuổi của bé. Cụ thể như sau:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được khuyến khích uống nước trái cây. Trước 6 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa công thức đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng chỉ nên uống 1 chén nhỏ nước trái cây mỗi ngày. Đây là giai đoạn bé tập uống nước trái cây nên mẹ cần pha loãng nước trái cây khi trước khi cho bé uống, bắt đầu từ vài thìa cho đến 1 chén nhỏ.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Chỉ được uống dưới 100ml.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 100 – 170ml.
- Với các bé trên 7 tuổi, bố mẹ có thể cho bé uống nhiều hơn nhưng không quá 220ml nước trái cây mỗi ngày.
Lượng dùng: Cho bé uống với 1 lượng vừa phải, 1 ly nhỏ mỗi ngày là đủ, để tránh bé thiếu dinh dưỡng (uống nhiều gây chán ăn, bỏ ăn) và hấp thụ kém carbohydrate, hỏng men răng, tiêu chảy… Khi trẻ từ chối không muốn uống, bố mẹ không nên ép buộc.
Thời điểm uống nước trái cây: tTrẻ em nên uống nước trái cây sau bữa ăn 20 – 30 phút thay vì uống lúc đói bụng, trước bữa ăn hay vào buổi sáng sớm. Vì với những loại nước ép trái cây có chứa acid, uống sai thời điểm sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến chức năng hệ tiêu hoá. Nếu uống vào buổi tối, bố mẹ nên cho bé uống trước 7 giờ.
Nên cho trẻ uống nước trái cây tươi thay vì nước trái cây đóng hộp đã được chế biến sẵn để bảo toàn được tối đa lượng dưỡng chất có trong nó. Hơn thế nữa, loại nước ép đóng hộp còn chứa một lượng nhỏ chất bảo quản, hương liệu… vì vậy không thể tốt bằng nước trái cây nguyên chất tươi ngon.
Nếu vẫn quyết định mua nước trái cây đóng hộp, cha mẹ nên mua loại đóng hộp nguyên chất 100% đã được thanh trùng vì loại nước trái cây này thường không có chất bảo quản và các chất tạo mùi.
Bố mẹ nên hạn chế cho bé uống các loại nước trái cây có citric acid như nước ép cam, nước ép bưởi… vì các loại nước ép này có thể làm cho bé bị ợ nóng, khó chịu và dẫn đến mất ngủ.
Trong vòng 30 phút sau khi chế biến nên cho trẻ uống nước trái cây, đừng để quá lâu.
Không nên pha muối, đường, mật ong vào nước trái cây vì có thể khiến cho hệ tiêu hoá của bé bị rối loạn.
Sau khi uống nước trái cây nếu thấy trẻ có triệu chứng bất thường hãy đưa bé đến bác sĩ kiểm tra và dừng uống loại nước đó.
Trên đây là những tác hại không ngờ khi cho bé uống nước trái cây quá sớm hoặc quá nhiều và cách cho trẻ uống nước trái cây thế nào mới đúng mà Pgdphurieng.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cho bé 1 tuổi uống nước trái cây mỗi ngày, tưởng lợi mà hoá hại con tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.