Bạn đang xem bài viết Chỉ thị 12 quy định thế nào trong việc giãn cách xã hội Covid-19 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chỉ thị 12-CT/TU vừa được Bí thư Thành ủy TP. HCM ký khẩn cấp vào ngày 23/7/2021 với nội dung quy định một số biện pháp tăng cường thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ. Vậy cụ thể Chỉ thị 12 này tăng cường giãn cách như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
TP. HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 đến 1/8 với biện pháp mạnh hơn
Trước tình hình các ca bệnh COVID-19 tiếp nhận hằng ngày trên địa bàn vẫn ở mức cao, ngày 23/07/2021, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đã thông qua Chỉ thị 12-CT/TU về việc tiếp tục tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố sẽ thực hiện tiếp Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ kết hợp với Chỉ thị 12-CT/TU của Thành ủy, kéo dài đến hết ngày 01/08/2021.
Trong Chỉ thị khẩn này, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên xác định đặt mục tiêu hàng đầu là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị.
Theo đó, trên địa bàn thành phố sẽ tiến hành thu hẹp diện các nhóm đối tượng hoạt động, cụ thể các trường hợp được ra ngoài sẽ được siết chặt với các khu vực bị cách ly, phong tỏa. Việc họp chợ và hoạt động mua bán hàng hóa cũng sẽ được tiến hành theo quy định mới gắt gao hơn, giảm thiểu tối đa tập trung đông người.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách đều sẽ bị tạm dừng.
Nội dung Chỉ thị 12-CT/TU của TP. HCM
Mục tiêu của Chỉ thị 12-CT-TU
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với các ca mắc mới tại địa bàn thành phố liên tục tăng (hết ngày 22/07 có 46.178 trường hợp nhiễm trên địa bàn) và giãn cách chưa mang lại hiệu quả tích cực, TP. HCM đã có hướng giải quyết mới.
Chỉ thị 12-CT-TU được Thành ủy TP. HCM ban hành khẩn cấp nhằm mục đích phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch, đồng thời giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiểm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao.
Các biện pháp tăng cường triển khai
(Trích từ Chỉ thị 12-CT/TU của Thành ủy TP. HCM)
1. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, thực hiện triệt để phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát tờ rơi hướng dẫn thực hiện giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch.
2. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách, nhất là việc bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình; thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định cách ly, phong tỏa theo nguyên tắc:
– Trong các khu phong tỏa, thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi: (1) có yêu cầu cấp cứu y tế, (2) mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (2 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp). Đối với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.
– Trong các khu cách ly, người đang thực hiện cách ly phải tuyệt đối chấp hành quy định, không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc trực tiếp với người khác (trừ trường hợp cấp cứu y tế).
– Đối với các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ trường hợp cấp cứu y tế); lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền hỗ trợ, cung cấp tại nhà.
– Các khu nhà trong các hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao, thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.
Thu hẹp các nhóm đối tượng hoạt động
– Tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách.
– Ngân hàng, chứng khoán bảo đảm hoạt động mức độ duy trì công suất để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết, riêng đối với các chi nhánh hoặc phòng giao dịch, có thể hoạt động luân phiên, bố trí nhân sự làm việc trực tiếp theo ca kíp, thực hiện nghiêm giãn cách.
– Siết chặt hoạt động của doanh nghiệp: Chỉ những doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu về y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định được hoạt động theo yêu cầu phục vụ và bảo đảm an toàn.
Các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải bảo đảm an toàn, tuân thủ nghiêm nguyên tắc “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”; kiên quyết dừng ngay lập tức và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp hoạt động không bảo đảm các yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
– Đối với hoạt động chợ truyền thống chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, có quy định nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không gian mở, thoáng, có màng ngăn giữa người mua và bán, niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách; chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và giảm quy mô còn khoảng 30%; các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn – lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác.
– Cơ quan nhà nước tổ chức làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan. Gương mẫu, chấp hành nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg , chỉ ra đường trong trường hợp có việc cấp thiết.
– Đối với các chốt, trạm kiểm soát dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra vào thành phố (12 chốt, trạm cấp thành phố và các chốt, trạm cấp quận, huyện và thành phố Thủ Đức) chỉ giải quyết cho xe công vụ, các loại phương tiện vận tải hàng hóa có mã (QR code) nhận diện được phép vận chuyển, vận tải vào thành phố hoặc lưu thông qua thành phố; các xe cá nhân của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, phục vụ phòng, chống dịch và các mục đích công vụ; xe đưa rước người dân thành phố về quê theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, Thành ủy Thành phố cũng yêu cầu tăng cường công tác truyền thông chủ động, hiệu quả, an dân: thông tin chính xác, kịp thời, tích cực về các hoạt động phòng, chống dịch, hạn chế tối đa đưa tin một chiều, thiếu kiểm chứng, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.
Bạn có thể xem nội dung Chỉ thị 12 được tóm tắt tại hình dưới.
Chỉ thị 12 tăng cường thêm những gì so với Chỉ thị 16?
Chỉ thị 12 của Thành tủy TP. HCM được ký nhằm mục đích tăng cường việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, giúp công tác phòng, chống dịch hiệu quả hơn. Cụ thể, bạn cần lưu ý các mục sau:
– Về vấn đề tập trung nơi đông người và giữ khoảng cách an toàn:
+ Chỉ thị 16:
- Cách ly toàn xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh.
- Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.
+ Chỉ thị 16 kết hợp Chỉ thị 12: Áp dụng như Chỉ thị 16, bổ sung thêm:
- Các khu nhà trong các hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao, thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.
- Trong các khu phong tỏa, thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình” và tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.
– Vấn đề họp chợ và hoạt động mua bán hàng hóa:
+ Chỉ thị 16: Chợ đầu mối và chợ truyền thống nếu không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch thì tạm thời đóng cửa và thực hiện các biện pháp khắc phục.
+ Chỉ thị 16 kết hợp Chỉ thị 12:
- Chợ truyền thống chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, có quy định nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không gian mở, thoáng, có màng ngăn giữa người mua và bán, niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách
- Chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và giảm quy mô còn khoảng 30%.
- Các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn – lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác.
– Trường hợp được ra khỏi nhà:
+ Chỉ thị 16: Người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết:
- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
- Các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ.
- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được phép hoạt động.
+ Chỉ thị 16 kết hợp Chỉ thị 12: Tiếp tục áp dụng như Chỉ thị 16.
Đặc biệt lưu ý, người dân khu phong tỏa chỉ được phép ra khỏi nhà khi:
- Có yêu cầu cấp cứu y tế.
- Mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (2 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp).
Đối với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.
– Các hoạt động được tiếp tục:
+ Chỉ thị 16: Mời bạn xem danh sách các hoạt động được tiếp tục và yêu cầu chi tiết tại đây.
+ Chỉ thị 16 kết hợp Chỉ thị 12:
- Tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách.
- Chỉ những doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu về y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định được hoạt động theo yêu cầu phục vụ và bảo đảm an toàn.
- Các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải bảo đảm an toàn, tuân thủ nghiêm nguyên tắc “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”; kiên quyết dừng ngay lập tức và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp hoạt động không bảo đảm các yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
– Hoạt động kinh doanh và dịch vụ bị tạm ngừng:
+ Chỉ thị 16: Tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, hoạt động bán vé số của đại lý vé số và bán vé số dạo, các dịch vụ ăn uống mang về.
+ Chỉ thị 16 kết hợp Chỉ thị 12:
Thực hiện như Chỉ thị 16, bổ sung thêm việc tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách.
Mua hàng online trên Bách hóa XANH – Một chạm có ngay hàng
Hệ thống siêu thị Bách hóa XANH hiện đang cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà song song với việc bán trực tiếp tại siêu thị, giúp bạn mua được các mặt hàng thiết yếu một cách nhanh chóng, an toàn với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Đặc biệt, để chào mừng khách hàng mới, Bách hóa XANH miễn phí giao hàng cho 5 đơn hàng đầu tiên trên 100.000đ đặt hàng trên website (không áp dụng cho hàng to, nặng và miễn phí vận chuyển tối đa 15.000đ). Bạn có thể xem thêm chính sách giao hàng của Bách hóa XANH tại đây!
Mời bạn ghé Bách hóa XANH để mua hàng ưu đãi nhé!
Nguồn tham khảo và tổng hợp: Chỉ thị 12-CT/TU, Chỉ thị 16/CT-TTg và Thư viện Pháp luật. Ngày cập nhật: 24/07/2021.
Nhiệt kế điện tử hồng ngoại Microlife NC200
Chỉ bán online
1.150.000₫
-31%
Xem đặc điểm nổi bật
- Nhiệt kế hồng ngoại NC200 dùng để đo trán.
- Khối lượng 100g, nhỏ gọn, dễ sử dụng, phù hợp cho việc đo thân nhiệt người lớn và trẻ em.
- Tính năng đo nhanh chỉ trong 1 giây. Bộ nhớ 30 lần gần nhất.
- Không cần chạm trực tiếp vào trán, an toàn, chính xác… (khoảng cách tối đa là 5cm).
- Đơn vị đo là °C – °F, đo được nhiệt độ môi trường.
- Vỏ nhựa tổng hợp tránh vỡ khi rơi rớt, màn hình LCD có đèn giúp nhìn rõ hơn.
- Thương hiệu Microlife, sản xuất tại Trung Quốc.
Xem chi tiết
Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ nắm được các thông tin về việc thực hiện Chỉ thị 12 của Thành ủy Thành phố kết hợp với Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Hãy tuân thủ để bảo vệ bản thân và cộng đồng bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chỉ thị 12 quy định thế nào trong việc giãn cách xã hội Covid-19 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.