Checklist kiểm tra khi nhận bàn giao căn hộ giúp các bạn tham khảo hướng dẫn kiểm tra các hạng mục như tường, trần, sàn, gạch ốp, điện, nước…. Cùng những điều cần biết khi tiến hành nhận bàn giao căn hộ.
Nhờ đó, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để quá trình bàn gia căn hộ diễn ra thành công tốt đẹp, khởi đầu mọi chuyện suôn sẻ, may mắn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Sổ tay khi nhận bàn giao nhà. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Checklist hướng dẫn kiểm tra khi nhận bàn giao căn hộ
Hạng mục | Phần nghiệm thu | Tình trạng |
Máy lạnh | Nghiệm thu máy lạnh: Kiểm tra đường ống có bị chạm vào vỏ máy không | |
Đầu tiên, đóng tất cả cửa phòng lại và bật điều hòa lên để nhiệt độ khoảng 22 độ. Đếm số lượng điều hòa, số lượng cục nóng. | ||
Tất cả các phòng đều mát, và phải ngắt lốc sau tối đa 2 tiếng, aptomat không nhảy. | ||
Không chảy nước xuống sàn tại miệng thổi và miệng hồi. | ||
Lắng nghe khi cục nóng chạy có phát ra tiếng ồn quá to không. Nếu ồn thì phải kiểm tra những bước sau: | ||
Kiểm tra các tấm vận chuyển đã tháo chưa. | ||
Kiểm tra đường ống có bị chạm vào vỏ máy không. | ||
Kiểm tra xem cục nóng có bị nghiêng, xiêu vẹo hay không. Các bulong ốc vít có lắp đủ và chặt không. | ||
Các thiết bị điện, viễn thông | Đấu nối hệ thống cấp thoát nước để có thể kiểm tra, để chủ nhà có thể sử dụng bình thường | |
Công tắc on-off đèn chỉnh sửa lại để không bị gắn ngược | ||
Hệ thống đường dây cấp điện, điện thoại, internet, | ||
Kiểm tra tủ điện: Các aptomat phải ở tình trạng giật xuống là tắt, kéo lên là bật. | ||
Kiểm tra ổ cắm để xem tình trạng có điện của các ổ. | ||
Kiểm tra quạt gió vệ sinh, máy hút mùi: Nhanh nhất là châm điếu thuốc lá, hít một hơi, phả khói vào gần quạt rồi theo dõi xem tốc độ hút. | ||
Tắt mở công tắc kiểm tra bóng đèn, yêu cầu sáng đều không bị nháy. | ||
Dùng bút thử kiểm tra rò điện. Nên kiểm tra ngẫu hứng trên tường, khu xung quanh công tắc và ổ điện. | ||
Kiểm tra tường, trần | Nhìn màu sơn phải đồng đều, không loang lổ, lưu ý các chỗ quanh công tắc, miệng điều hòa, quạt gió là hay lỗi nhất. | |
Kiểm tra độ phẳng của tường: dùng thước nhôm áp lên tường và nhìn qua khe hở giữa thước và tường, tắt đèn và dùng đèn pin soi ngược lại xem ánh sáng lọt ngược lại. Kiểm tra đặc biệt ở cao độ khoảng 1,5m đến 1,8m (chỗ giáp lai giữa hai tầm giáo) là hay bị lỗi nhất. | ||
Kiểm tra sàn gỗ, sàn gạch | Yêu cầu ghi rõ chủng loại, xuất xứ của sản phẩm lắp đặt, cung cấp các thông số kỹ thuật, đặc tính của vật liệu, giấy bảo hành và thời hạn bảo hành. | |
Phần sàn gỗ | Màu sắc: đều màu, kiểm tra lớp phủ vân bề mặt, nếu xước, lỗi bắt thay. | |
Kiểm tra độ phẳng của sàn bằng thước nhôm, kết hợp đèn pin như kiểm tra tường, nếu không phẳng, yêu cầu sửa lại. | ||
Kiểm tra các khe hở giữa 2 tấm gỗ, nếu hở lớn, yêu cầu sửa lại. | ||
Kiểm tra toàn bộ mặt sàn xem có chỗ nào phồng, rộp không (chú ý các góc nhà, cạnh tường và cửa toilet), nếu có lỗi, yêu cầu sửa. | ||
Đi lại trên sàn phải không có tiếng cọt kẹt, cứ đi lại và nhún trên sàn thì sẽ phát hiện ra. | ||
Kiểm tra nẹp chân tường: Phải đồng mầu, chỗ nối đấu đầu nẹp chân tường phải phẳng, không nhìn thấy nốt đinh trên mặt nẹp, các đoạn nối không được quá ngắn, phải > 1,5 – 2m cho mỗi đoạn, chỗ tiếp giáp giữa nẹp chận tường và sàn gỗ không được hở khe theo mặt bằng và mặt đứng. Nếu hở mặt bằng tức là sàn gỗ bị hụt, hở mặt đứng là nẹp chân tường bị lẹm hoặc cong | ||
Phần gạch ốp | Các mạch ốp phải thẳng, đều và sắc nét. Toàn bộ bề mặt kết cấu phải làm sạch vữa, bột trát mạch và các vết bẩn ố trên bề mặt ốp. Công tác kiểm tra chất lượng ốp tiến hành theo trình tự thi công và bao gồm các chỉ tiêu chính như sau: | |
Độ phẳng của mặt ốp, làm tương tự như kiểm tra tường. | ||
Độ đặc chắc và bám dính của nền ốp với vật liệu ốp gõ vào bề mặt gạch ốp. | ||
Độ đồng đều của của mặt ốp về màu sắc, hoa văn, các mạch ốp, chi tiết trang trí. | ||
Đối với các phòng khác cũng kiểm tra tương tự, về độ phẳng, đồng đều màu sắc, không bị nứt, vỡ, các mạch gạch phải được đầy và cùng màu sàn gạch. | ||
Tổng thể mặt ốp phải đảm bảo đúng hình dáng, kích thước hình học theo yêu cầu của thiết kế. | ||
Vật liệu ốp phải đúng quy cách về chủng loại, kích thước và màu sắc, không cong vênh, sứt mẻ, không có khuyết tật | ||
Màu sắc của mặt ốp bằng vật liệu nhân tạo phải đồng nhất. | ||
Các mạch ốp ngang dọc phải sắc nét, đều thẳng và đầy vữa. | ||
Vữa trát trên kết cấu phải chắc đặc. Khi kiểm tra vỗ lên mặt ốp không có tiếng bộp. Những viên bị bộp và long chân phải tháo ra ốp lại. | ||
Trên mặt ốp không được có vết nứt, vết ố do vữa, sơn, vôi hoặc do các loại hoá chất gây ra. | ||
Khi kiểm tra bằng thước dài 2m đặt áp sát vào mặt ốp, khe hở giữa thước và mặt ốp không quá 2mm. |
Những điều cần kiểm tra khi nhận bàn giao căn hộ
Đối với đường điện nước
1. Kiểm tra cẩn thận các ổ cắm điện xem chúng đã có nguồn điện chưa. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra số lượng các ổ cắm điện và có thể yêu cầu bố trí lại chúng hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
2. Kiểm tra hệ thống đèn trần, đèn nhà bếp, đèn ban công, đèn vệ sinh, xem tất cả chúng có hoạt động tốt hay có bị nứt vỡ không.
3. Kiểm tra hệ thống điều hoà xem có chạy bình thường và ổn định không, cục nóng của máy có bị rò rỉ nước không, đường ống có bị nhô ra ngoài không.
4. Ở khu vực nhà vệ sinh, bạn nên kiểm tra kỹ hệ thống thoát sàn, xem có đảm bảo nước được thoát đi tốt không, nắp thoát sàn có gặp vấn đề gì không, đồng thời bạn phải đảm bảo khi dội nước thì phải thoát khô sàn không đọng nước.
5. Kiểm tra xem lực nước chảy yếu hay mạnh, nhất là lực nước từ vòi xịt vệ sinh.
6. Kiểm tra các vòi hoa sen có bị rỉ nước không, nếu bị thì phải yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thay thế ngay.
7. Nếu căn hộ bạn được trang bị bình nóng lạnh thì phải kiểm tra ngay đường ống, và xem đường điện đã có dây mát chống giật chưa?
Đối với phần nội thất căn hộ
8. Với những căn hộ đã bao gồm phần tủ bếp, tủ áo, kiểm tra các cánh tủ mở có dễ dàng, có bị lệch nhau hay không?
9. Các thiết bị có đầy đủ ổ cắm điện hay chưa?
10. Kiểm tra các ray trượt ngăn kéo xem có bị rỉ, trượt êm hay không để yêu cầu thay thế.
11. Các thiết bị nếu có như bếp điện, bếp từ, thùng rác, … có vấn đề gì về kỹ thuật hay hỏng hóc gì không.
12. Kiểm tra toàn bộ phần sàn gỗ của các phòng có bị ép, lún, phồng, ọp ẹp, sứt và có khe hở với len tường không, có bị rộp do thấm nước hay không.
13. Phần cửa các phòng, cửa sổ lắp có chuẩn chưa. Bản lề có bị vênh không? Tay nắm, ốc vít có bị hoen rỉ hay không?
14. Kiểm tra các cửa trượt có bị xước hay chân cửa trượt có bị lỗi hở trên dưới, không cân và bị vênh/lệch không.
15. Các ổ khoá cửa ra vào có bị rỉ, kẹt, hỏng hay không.
16. Kiểm tra các nẹp, rèm cửa ra vào nhà vệ sinh có khít không, có hở không, nếu có yêu cầu xử lý.
Đối với phần thô
17. Tường nhà có bị nứt hay không, nếu nứt phải yêu cầu xử lý ngay tránh ngấm nước làm hỏng sơn tường.
18. Kiểm tra phần sơn tường, trần có bị bẩn, bị cào xước, sơn không phẳng hay không.
19. Kiểm tra các trần phòng có được xử lý phẳng hay không để yêu cầu sơn lại.
20. Trần và tường có màu sơn tương đồng, có lệch màu hay không.
21. Phần ban công nên kiểm tra có bẩn không, phần thoát nước có tốt không? Tránh nước tràn vào làm hỏng sàn gỗ.
22. Kiểm tra phần bàn đá của mặt bếp, đặc biệt là các căn hộ có tháp bếp, xem gạch ốp có bị sứt vỡ không, các viên gạch có thẳng hàng không, nếu có cho xử lý ngay.
>> Tải file Checklist kiểm tra khi nhận bàn giao căn hộ để tham khảo!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Checklist kiểm tra khi nhận bàn giao căn hộ Hướng dẫn nhận bàn giao căn hộ của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.