Chỉ còn vài ngày nữa, người dân cả nước sẽ được nghỉ Tết Âm lịch Quý Mão 2023. Tuy nhiên, đối với một bộ phận giáo viên thì Tết năm nào cũng sẽ được phân công trực tại trường. Vậy, lương trực Tết Âm lịch 2023 của giáo viên được tính như thế nào? Giáo viên nghỉ trực là bị trừ lương, đúng hay sai? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé.
Lương trực Tết, trực hè là khoản ngoài thu nhập chính và được tính thêm vài khoản tiền lương chính thức với những nội dung cụ thể dưới đây. Có rất nhiều chế độ khác nhau dành cho giáo viên mà các thầy cô giáo cần tìm hiểu để nắm rõ những quy định đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
1.Giáo viên có phải trực hè
Về thời gian làm việc theo thông tư 15/2017/TT-BGDĐT – Sửa đổi Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT Quy định ở Điểm a, khoản 3, Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật Lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.
Bên cạnh đó Luật Lao động, Luật Giáo dục,… là trong thời gian hè giáo viên được nghỉ 2 tháng (từ 01/6 đến 31/7) được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có) và bắt đầu làm việc trở lại từ ngày 01/8 (một số vùng tùy tình hình mưa, lũ có thể trước hoặc sau thời gian trên theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh).
Như vậy, trong suốt thời gian hè là thời gian nghỉ ngơi của giáo viên, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành giáo viên cũng không phải tham gia trực trường.
Nếu giáo viên trực hè (trực trong thời gian nghỉ) phải được trả thêm tiền tăng giờ cho ngày làm việc của giáo viên theo quy định pháp luật.
2. Chế độ trực hè, trực tết của giáo viên các cấp
Theo quy định Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên thì thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
3. Ai phải tham gia trực hè?
Trường học thì không thể bỏ hoang trong suốt 2 tháng hè, bên cạnh đó còn nhiều việc cần giải quyết trong dịp hè như tiếp nhận học sinh mới, tiếp nhận bảo hiểm tai nạn, thông báo kế hoạch học tập,… nên trường phải có lực lượng làm việc trong giờ hành chính là hợp lý.
Những công việc trong dịp hè thuộc thẩm quyền giải quyết của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các chuyên trách và nhân viên văn phòng,….
Giáo viên thì được nghỉ 2 tháng hè nên không trực là đúng, còn lại những hiệu trưởng, nhân viên là thực hiện theo giờ hành chính phải công tác ngày 8 giờ nên lực lượng đó phải đến trường công tác chứ không phải trực.
Lực lượng công tác trong suốt thời gian hè bao gồm hiệu trưởng – công chức, phó hiệu trưởng, nhân viên kế toán, nhân viên y tế học đường, chuyên trách thiết bị – thư viện (nếu có) và một lực lượng không thể thiếu đó chính là bảo vệ trường học.
4. Giáo viên trực hè hay trực Tết tại trường hưởng chế độ nào?
Tôi là giáo viên. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, trường phân công tôi trực tại trường, có khi là 24 giờ có khi là 48 giờ nhưng không được trả bất kỳ chế độ nào. Như vậy có đúng hay không?
Trả lời: Khoản 1 Điều 70 Luật Giáo dục quy định: “1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”.
Khoản 1 Điều 71 Luật Giáo dục quy định: “1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục”.
Như vậy, nhiệm vụ của nhà giáo là giảng dạy theo chương trình học. Tuy nhiên, từng trường hợp cụ thể, nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ trong các trường hợp bất theo quy định của Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2012: “Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.”
Mặt khác, căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà mỗi nhà trường có nội quy, quy chế riêng của trường mình. Tuy nhiên, trong trường hợp điều động làm thêm giờ, Nhà giáo có quyền được hưởng chế độ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010:
“Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.”
Trường hợp bạn phải trực đêm không đúng theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc; trực đêm không được hưởng chế độ thì bạn có thể kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà trường để được xem xét giải quyết.
5. Giáo viên nghỉ trực là bị trừ lương, đúng hay sai?
– Trường tôi là trường 2 cấp, thuộc vùng sâu, vùng xa. Đại đa số là các giáo viên đều ở xa trường. Trường tôi cũng thành lập đội tự vệ là các công đoàn viên nam.
Hằng năm cứ đến dịp lễ Tết là chúng tôi đều trực đêm (Tết Tây trực 1 tuần tính tuần có ngày 1/1; Tết Nguyên Đán thì trực từ ngày được nghỉ đến đêm cuối của lịch nghỉ; 30/4 hay 2/9 đều phải trực tính từ ngày nghỉ). Trường có hợp đồng với 2 bảo vệ thay nhau trực và hiện nay trường cũng được trang bị 4 camera.
Khi giáo viên nghỉ trực không xin phép thì bị cảnh cáo, viết bản tường trình hoặc trừ 1 ngày lương. Xin hỏi, cơ sở pháp lý nào để ra các hình phạt đó, như vậy là đúng hay sai? Có văn bản nào quy định điều đó không hay chỉ dựa vào văn bản quy định về quyền, nhiệm vụ của hiệu trưởng? Khi trực đêm thì giáo viên có được hưởng phụ cấp hay thu nhập thêm nào không?
Trả lời: Khoản 1 Điều 70 Luật Giáo dục quy định: “1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”.
Khoản 1 Điều 71 Luật Giáo dục quy định: “1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục”.
Như vậy, nhiệm vụ của nhà giáo là giảng dạy theo chương trình học.
Điều 5 Quy định về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
“1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”
Mặt khác, căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà mỗi nhà trường có nội quy, quy chế riêng của trường mình. Nhà giáo cần căn cứ nội quy, quy chế đó để đối chiếu.
Trường hợp bạn phải trực đêm không đúng theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc; trực đêm không được hưởng chế độ thì bạn có quyền kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà trường để được xem xét giải quyết hoặc thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại 2011.
Như vậy, theo hệ thống pháp luật giáo dục hiện hành, nhà giáo không có nhiệm vụ trực trường để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, từng trường hợp cụ thể, nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ trong các trường hợp bất theo quy định của Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2012: “Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.”
Về quyền của nhà giáo trong trường hợp điều động làm thêm giờ, Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định:
“Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Bắt giáo viên trực tết, hè không công bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định về vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.”
Như vậy với quy định trên thì nếu hiệu trưởng ép giáo viên trực không công trong các ngày nghỉ theo quy định, ví dụ như: nghỉ tết, nghỉ hè… thì có thể bị phạt đến 20 triệu đồng, bên cạnh phải bị xử lý theo Luật Viên chức.
- Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp
- Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp
- Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp
- Cách tính phụ cấp đối với giáo viên
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chế độ trực hè, trực Tết của giáo viên các cấp Quy định về trực hè, trực các ngày lễ, Tết của giáo viên của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.