Chảo chống dính được phủ lớp chống dính giúp thức ăn không dính ở mặt chảo và cháy khét, an toàn sức khỏe. Công nghệ sản xuất chảo chống dính nghiêm ngặt, yêu cầu sự tỉ mỉ cao. Để tìm hiểu chi tiết về công nghệ này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm chảo chống dính
Nguyên liệu làm chảo
Để sản xuất ra chảo chống dính thì không thể thiếu đi nguyên liệu. Đa số chảo chống dính đều có nguyên liệu chính là nhôm, tiêu chuẩn là nhôm ADC vì đây là chất liệu có tính chảy loãng cao, không có khoảng đông, độ nhớt kém cực kì dễ đúc.
Chính vì tính dễ đúc và chất lượng tốt, an toàn nên loại nhôm này được sử dụng để tạo hình sản phẩm. Chất liệu đó còn được xem là tiêu chuẩn chung cho hợp kim nhôm.
Nguyên liệu lớp chống dính
Lớp chống dính là thành phần quan trọng tạo nên chảo chống chính và được sản xuất từ đa dạng các nguyên liệu như sau:
- Chống dính Teflon: Có bề mặt trơn láng, chống ăn mòn tốt, độ bền cao và có khả năng chịu nhiệt trong khoảng 130 – 190 độ C. Chất liệu này sẽ phân hủy ở nhiệt độ trên 300 – 400 độ C.
- Chống dính Ceramic (gốm): Sản xuất từ 100% khoáng chất vô cơ khác nhau và các oxit, không chứa các kim loại, cadmium và chì, không chứa chất gây ung thư, không phản ứng với thức ăn, chống dính và chống xước tốt, chịu nhiệt đến 450 độ C.
- Chống dính đá hoa cương: Chế tác từ 99% nhôm nguyên chất, độ bền cao, có phủ thêm chất nano bạc kháng khuẩn, không chứa chất gây ung thư, độ chống dính cao, hoa văn đá hoa cương bắt mắt và sang trọng.
- Chống dính Greblon: Sản xuất từ các phân tử PTFE không chứa chất gây hại, chống dính cao, chống chịu tốt trong môi trường kiềm, axit, dầu, dung môi hữu cơ, chịu nhiệt đến 440 độ C nhưng để an toàn bạn chỉ nên nấu ở mức nhiệt không quá 230 độ C.
- Chống dính Whitford: Được chế tác từ các thành phần PTFE an toàn sức khỏe, chịu nhiệt tốt đến 440 độ C, chống dính cao và được FDA Hoa Kỳ chứng nhận là an toàn, thân thiện môi trường.
- Chống dính Dyflon: Sản xuất từ một loại chất được tổng hợp từ các khoáng vô cơ nên có bề mặt bóng loáng, không phản ứng với thức ăn có tính axit, độ bền cao, chống dính tốt và khả năng chịu nhiệt đến 450 độ C.
- Chống dính Maifan: Được sản xuất bởi khoáng tự nhiên rất cứng, độ bền cao, chứa hơn 45 khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể, có khả năng hút và phân giải các chất độc hại và tăng cường trao đổi ion tốt cho sức khỏe.
Quy trình sản xuất chảo chống dính
Chảo chống dính được sản xuất và hoàn thiện qua những công đoạn gồm:
Công đoạn đúc
Để tạo thành hình sản xuất, người chế tác sẽ đưa nhôm vào đúc thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, nấu nhôm tan chảy ở nhiệt độ cao.
- Bước 2: Cánh tay máy cho nhôm vào khuôn đúc.
- Bước 3: Dưới áp lực của piston dầu thủy lực ép nhôm vào khuôn tạo hình.
- Bước 4: Tiếp theo, hệ thống xịt nước loại bỏ các mảng dư thừa còn dính trên khuôn.
- Bước 5: Cuối cùng, người thợ sẽ kiểm tra lại sản phẩm, nếu không có lỗi thì chảo sẽ được chuyển qua khu vực đánh bóng và phun cát.
Mài đánh bóng sản phẩm và dập đế
Sau quá trình đúc sản phẩm sẽ thô ráp, vật liệu chính để đánh bóng là giấy nhám giúp đánh bóng kĩ các chi tiết dư thừa. Một số chi tiết cần đánh bóng như bề mặt đáy và bên hông nếu có lỗi, còn bề mặt trên cùng sẽ có máy cắt gọt gọt viền.
Sau khi chảo đã được đánh bóng tỉ mỉ thì kế tiếp là công đoạn dập đế, chỉ dập đế với các loại chảo sử dụng đế từ để nấu bếp từ. Dập đế từ phụ thuộc vào kích thước chảo cũng như kích thước của đế.
Phun cát tạo nhám
Lớp chống dính sẽ dễ bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng. Vì thế, phun cát giúp sơn có độ bám dính tốt hơn, tăng độ bền cho bề mặt nên bước phun cát tạo nhám là rất cần thiết.
Tùy vào từng loại cát sẽ được phun khác nhau, thông thường cát nhỏ mịn sẽ được sử dụng cho bề mặt bên trong, cát to hơn sẽ được sử dụng cho bề mặt bên ngoài. Để công việc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả thì các nhà máy sản xuất thường trang bị hai máy phun cát riêng biệt.
Sơn sản phẩm
Sơn chảo là bước giúp sản phẩm hoàn thiện hơn gồm 2 hoặc 3 khu vực sơn khác nhau gồm sơn bề mặt, sơn trong và ngoài. Đa số sơn sản phẩm sẽ gồm có:
- Sơn trong: Bề mặt đầu tiên được sơn tỉ mỉ, chi tiết vì là nơi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, quá trình sơn này trải qua hệ thống nhiệt 450 độ C, bắt đầu từ bên trong sau đó qua máy nhiệt để làm khô sơn.
- Sơn ngoài: Đi qua hệ thống nhiệt để làm khô, dây chuyền sẽ chạy uốn lượn theo kiểu ziczac.
Kiểm tra chất lượng
Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, bị hỏng, lỗi, cũng như độ dày sơn không đạt thì sẽ được bộ phận kiểm tra loại bỏ. Đồng thời, người kiểm tra sẽ xem xét toàn bộ sản phẩm xem có bị bong tróc, trầy xước sơn, sơn không đều hay bề mặt không bằng phẳng thì sẽ được sản xuất lại.
Lắp cán, đóng gói
Sau khi kiểm tra chất lượng đã đạt chuẩn, sản phẩm sẽ được lắp cán theo tiêu chuẩn và đóng gói theo đơn hàng. Tùy vào từng mẫu chảo chống dính sẽ được đi kèm núm hay nắp kính và toàn bộ cho vào thùng để đóng hàng.
Trên đây là bài viết phân tích Chảo chống dính là gì? Công nghệ sản xuất chảo chống dính, hy vọng thông qua bài viết các bạn có thông tin cần thiết về chảo chống chính và chọn mua sản phẩm phù hợp. Nếu có thắc mắc hoặc ý kiến gì hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp nhé!