Bạn đang xem bài viết Cha mẹ nên làm gì để xây dựng lòng tự trọng ở trẻ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với mỗi đứa trẻ thì lòng tự trọng giống như một sự bảo hộ chúng khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Những đứa trẻ có lòng tự trọng thì sẽ bớt đi những suy nghĩ tiêu cực khi gặp trở ngại. Chính vì vậy mà xây dựng lòng tự trọng ở trẻ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều mà cha mẹ nên làm để xây dựng lòng tự trọng ở trẻ.
Giúp con vượt qua những thất bại
Những thất bại đầu đời có thể khiến trẻ mất niềm tin vào bản thân, dẫn đến tự ti và suy nghĩ tiêu cực về bản thân thông qua việc khái quát hành vi và hậu quả trong quá khứ. Các chuyên gia cho rằng việc trẻ thiếu lòng tự trọng và tự tin sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được thành công trong học tập, cuộc sống.
Khi trẻ tự ti vào bản thân thì sẽ dẫn đến không dám đặt ra bất kỳ hy vọng và mục tiêu nào vì luôn sợ sai, sợ thất bại, sợ bị từ chối và dễ bị tự ái, tổn thương cũng như luôn có thái độ phòng thủ với mọi người.
Chính vì vậy mà cha mẹ nên là một người đồng hành và giúp con đứng lên mỗi khi vấp ngã. Hãy giúp trẻ nuôi dưỡng sự tự tin vào khả năng của bản thân, cảm giác tự hào và sự tự tôn bằng cách chỉ cho con biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đồng thời giúp con khắc phục nó.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), trẻ có lòng tự trọng cao dễ hợp tác, ham học hỏi, nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh cũng như gặt hái được những thành công ở trường. Ngược lại thì trẻ có lòng tự trọng thấp thường ngại nói ra quan điểm của bản thân, dễ bỏ cuộc vì sợ thất bại.
Khen ngợi, động viên con đúng lúc
Việc không được cha mẹ khen ngợi, quan tâm cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng ở trẻ. Vì gia đình là cái nôi của mỗi con người, nếu ngay ở trong gia đình trẻ cũng không được khen ngợi thì làm sao có thể tự tin vào bản thân được? Nếu một đứa trẻ lớn lên trong gia đình thiếu sự quan tâm, thường xuyên bị phê phán, xúc phạm, so sánh và làm tổn thương thì sẽ dẫn đến thiếu tự trọng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) khuyến cáo rằng phụ huynh nên biết cách khen ngợi con mình đúng lúc, kịp thời và cho con sự quan tâm, chăm sóc mỗi khi con cần.
Bên cạnh đó thì cha mẹ cũng nên động viên con tự đặt ra mục tiêu cho bản thân, tự nhìn nhận và đánh giá kết quả, tự biết bày tỏ ý kiến, quan điểm. Mỗi khi trẻ có suy nghĩ tiêu cực về bản thân thì cha mẹ cần giải thích rằng sai không có nghĩa là thất bại, sai là để sửa chữa, và hãy chỉ cho con rằng nên sửa như thế nào.
Đừng nên kỳ vọng quá nhiều ở trẻ
Bác sĩ Lê Thu Phương – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết, nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ độ tuổi mẫu giáo là một trách nhiệm khó khăn. Bởi lẽ con người luôn tồn tại khuyết điểm nhưng ngay cả người lớn đôi lúc cũng khó chấp nhận những khuyết điểm của bản thân.
Vì vậy mà trước tiên cha mẹ không nên quá kỳ vọng ở con quá nhiều và học cách chấp nhận những lỗi sai của con. Chỉ có như vậy thì trẻ mới có lòng tin vào bản thân. Khi trẻ làm sai, thay vì la mắng thì hãy nói với trẻ rằng điều đó là không tốt, và vì sao trẻ không nên làm như vậy. Điều này sẽ giúp trẻ không bị chán nản bản thân và đánh mất lòng tự trọng.
Dành thời gian quan tâm, trò chuyện
Dành cho con một khoảng thời gian riêng với bố mẹ để tâm sự, trò chuyện cũng là một yếu tố quan trọng giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ. Việc được ba mẹ dành thời gian quan tâm sẽ giúp bé nâng cao nhận thức về giá trị bản thân.
Đừng quên đặt ra một vài những quy tắc trong gia đình và yêu cầu trẻ chấp hành nghiêm túc. Điều này sẽ thể hiện cho trẻ rằng cha mẹ tin tưởng trẻ và luôn mong trẻ làm điều đúng đắn.
Tập cho trẻ cách lựa chọn
Cha mẹ nên tập cho trẻ cách lựa chọn. Với trẻ nhỏ tuổi thì số lựa chọn sẽ ít và được tăng dần theo thời gian. Việc cho trẻ được lựa chọn sẽ giúp thể hiện rằng cha mẹ tin tưởng vào khả năng phán đoán của con. Điều này sẽ giúp trẻ nâng cao giá trị bản thân hơn và cũng là cách dạy bé về lòng tự trọng.
Tạo cơ hội thành công cho trẻ
Ngoài ra, cha mẹ được khuyến khích hãy tạo cơ hội thành công cho trẻ. Ví dụ, đặt dụng cụ học tập, đồ chơi ở một nơi vừa tầm với của trẻ, để một chiếc ghế đẩu giúp trẻ dễ dàng rửa tay và đánh răng tại bồn rửa. Việc hỗ trợ trẻ tự thực hiện những hoạt động cá nhân sẽ tập cho trẻ tính độc lập và tự hào về bản thân.
Chấp nhận cảm xúc của con
Một yếu tố quan trọng khác đó là cha mẹ hãy biết cách chấp nhận những cảm xúc của con, dù là tích cực hay tiêu cực. Khi cha mẹ chấp nhận thay vì phán xét thì sẽ hình thành sự coi trọng lời nói và suy nghĩ của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy bản thân có giá trị, giúp xây dựng lòng tự trọng.
Ngoài ra thì cha mẹ không nên so sánh con với người khác vì điều này sẽ tổn hại lòng tự trọng của trẻ mà thay vào đó hãy động viên con em của mình.
Trên đây là những điều mà các bậc phụ huynh nên làm để xây dựng lòng tự trọng ở trẻ. Pgdphurieng.edu.vn hy vọng rằng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cha mẹ nên làm gì để xây dựng lòng tự trọng ở trẻ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.