pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Cây trầu bà leo: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Tháng 10 28, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Cây trầu bà leo: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây trầu bà leo thường được nhiều người biết đến với ưu điểm dễ trồng và góp phần làm đẹp cho môi trường sống. Tuy nhiên, loài cây này còn có nhiều ý nghĩa và những công dụng hữu ích mà có thể bạn chưa biết. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu nhé.

Mục Lục Bài Viết

  •  Trầu bà leo là cây gì?
  • Tác dụng của cây trầu bà leo
  •  Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà leo
  • 5 hình ảnh đẹp về cây trầu bà leo

 Trầu bà leo là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa trầu bà leo

Cây trầu bà là một loài cây thuộc họ Araceae, tên khoa học là Epipremnum aureum. Loài cây này có nguồn gốc từ Indonesia, tuy nhiên hiện nay đã được trồng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Giới thiệu về trầu bà leoGiới thiệu về trầu bà leo

Nhờ vào khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thích nghi với mọi điều kiện sống, cây trầu bà được xem là biểu tượng cho sự thịnh vượng, thăng tiến trong cuộc sống.

Ý nghĩa phong thuỷ cây trầu bà leo

Nhiều người cho rằng, trồng cây trầu bà trong nhà sẽ mang tới tài lộc và giúp bạn thuận lợi hơn về đường con cái. Nếu trồng cây trầu bà trong văn phòng, chúng sẽ giúp sự nghiệp của bạn suôn sẻ, ít trắc trở và ngày càng thăng tiến hơn.

Theo quan niệm dân gian, cây trầu bà sẽ phù hợp với những người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, cũng như những người tuổi Ngọ, tuổi Thân.

Tham Khảo Thêm:   Không có lò nướng và máy đánh trứng vẫn làm bánh bông lan trứng muối ngon tuyệt

Cây trầu bà leo hợp mệnh gìCây trầu bà leo hợp mệnh gì

Đối với những người mệnh Kim hoặc Thổ, nếu muốn trồng cây trầu bà, bạn cần lưu ý hơn trong việc chọn chậu trồng hoặc không gian trồng cây để cây có thể phát huy tốt nhất công dụng. Bạn có thể chọn chậu trồng có các màu sắc như đỏ, tím, xanh, nâu,…

Đặc điểm, phân loại cây trầu bà leo

Cây trầu bà là một loài cây dây leo thân mềm, thường bò dài hoặc buông trên các chậu treo trên giàn, trên ban công, cửa sổ,… Lá cây trầu bà có hình dáng tựa như hình trái tim. Hoa của cây trầu bà có hình dạng khá giống với lá, cuống hoa ngắn. Rễ cây dài, màu trắng, không chỉ lan dưới đất mà có thể tủa ra ở các mắt trên thân cây.

Đặc điểm, phân loại cây trầu bà leoĐặc điểm, phân loại cây trầu bà leo

Tác dụng của cây trầu bà leo

Chính vì có hình dáng nhỏ nhắn, đẹp mắt nên cây trầu bà thường được nhiều người trồng làm cảnh. Cây thường được trồng trong các chậu nhỏ và được đặt ở các vị trí như cửa sổ, bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc treo ở ban công, thậm chí còn có thể trồng theo giàn.

Tác dụng của cây trầu bà leoTác dụng của cây trầu bà leo

Bên cạnh đó, cây trầu bà còn có công dụng hấp thu các chất độc trong không khí, loại bỏ bụi bẩn, khiến không khí trở nên trong lành và thoáng đãng hơn. Nếu trồng cây trầu bà trong bể thủy sinh, rễ cây cũng có công dụng làm sạch nước và giúp nước trở nên trong hơn.

Tham Khảo Thêm:   Cách làm súp hoành thánh ngon lành cho những ngày mưa

 Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà leo

Cách trồng cây trầu bà leo tại nhà

Cách trồng:

Bước 1 Bạn chuẩn bị đất trồng có độ tơi xốp và khả năng thoát nước, có thể trộn thêm một ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa.

Bước 2 Tiếp theo, bạn cắt một nhánh trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt, có chiều dài khoảng 10cm và có mắt chứa rễ.

Bước 3 Bạn cắm nhánh cây vào đất, sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm. Bạn đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt. Khoảng vài ngày sau, cây sẽ bám rễ và sinh trưởng tốt.

Bước 4 Nếu trồng thủy sinh, bạn cần chuẩn bị chậu, sau đó đổ thêm một ít nước có hòa dung dịch dinh dưỡng. Bạn cắt một nhánh trầu bà có rễ, rửa sạch và loại bỏ những rễ thối, sau đó cho vào chậu. Bạn có thể sử dụng một ít sỏi để cố định dáng cây rồi để cây tự phát triển.

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà leoCách trồng và chăm sóc cây trầu bà leo

Cách chăm sóc cây trầu bà leo

Đây là một loại cây ưa ẩm, do đó, nếu trồng cây ngoài trời, bạn nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu trồng trong nhà, bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần 2 lần cho cây đủ ẩm là được.

Khi trồng cây trong đất, bạn cũng cần đảm bảo lượng nước vừa đủ, không quá nhiều, tránh hiện tượng ngập úng khiến cây sẽ bị vàng lá, thối rễ.

Cây trầu bà trồng thủy sinh cần có lượng nước ngập 2/3 bộ rễ. Khi thấy chậu cạn nước, bạn cần đổ thêm nước vào và thay mới toàn bộ nước mỗi tuần.

Về dinh dưỡng, bạn không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho cây. Tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng có thể dùng một số loại phân bón cho lá để cây phát triển tốt hơn.

Tham Khảo Thêm:   Cân nặng lên chóng mặt với cách làm bột ngũ cốc tăng cân

Chú ý khi trồng và chăm sóc cây trầu bà leo

Nhân giống cây trầu bà leoNhân giống cây trầu bà leo

Để nhân giống cây trầu bà, bạn có thể sử dụng các phương pháp như giâm cành, trồng trong đất bằng phương pháp thủy canh.

Để thực hiện, bạn cắt một đoạn cành đã có mầm, sau đó trồng vào chậu cát thô hoặc chậu đá trân châu. Cây con sau khi vừa được nhân giống sẽ có lá nhỏ, tuy nhiên, theo thời gian, lá sẽ lớn dần lên theo sự sinh trưởng của cây.

Bạn có thể tìm mua cây trầu bà tại các cửa hàng cây cảnh hoặc các trang thương mại điện tử. Cây trầu bà hiện đang được bán với mức giá dao động khoảng từ 250.000 – 1.000.000 đồng/cây tùy theo chất lượng, kích cỡ hoặc chậu đi kèm với cây.

5 hình ảnh đẹp về cây trầu bà leo

Hình ảnh đẹp về cây trầu bà leoHình ảnh đẹp về cây trầu bà leo

Hình ảnh đẹp về cây trầu bà leoHình ảnh đẹp về cây trầu bà leo

Hình ảnh đẹp về cây trầu bà leoHình ảnh đẹp về cây trầu bà leo

Hình ảnh đẹp về cây trầu bà leoHình ảnh đẹp về cây trầu bà leo

Trên đây là toàn bộ những đặc điểm, ý nghĩa và công dụng của cây trầu bà. Pgdphurieng.edu.vn hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn nhé.

Pgdphurieng.edu.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây trầu bà leo: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Bài Viết Liên Quan

Bạn có biết dưỡng chất nào tốt cho làn da?
Bạn có biết dưỡng chất nào tốt cho làn da?
5 thiết bị gia dụng này dùng lâu cần phải thay dù không hỏng
5 thiết bị gia dụng này dùng lâu cần phải thay dù không hỏng
Khỏe đẹp bất chấp thời gian với 4 thói quen đơn giản
Khỏe đẹp bất chấp thời gian với 4 thói quen đơn giản
Previous Post: « Hãng sản phẩm chống chuột ôtô có showroom đầu tiên
Next Post: 9 ý tưởng trang trí mâm cỗ Trung thu đơn giản mà đẹp mắt »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub